Trong quá trình thiết kế thi công nhà ở hoặc mua nhà, căn hộ bạn sẽ cần nắm chắc định nghĩa các diện tích như diện tích thông thủy, diện tích sàn xây dựng, tổng diện tích tim tường để tính toán được chi phí xây dựng, không gian sử dụng chính xác của căn nhà đó từ đó đưa ra định giá chính xác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến khái niệm này. Vậy thông thủy là gì? Kích thước thông thủy như thế nào mới hợp lý? Những lưu ý khi đọc bản vẽ xây dựng có các khái niệm về diện tích để chủ động lên kế hoạch chuẩn bị kinh phí, nhân công và nguyên vật liệu. Tất cả những thông tin sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Thông thủy là gì?
Thông thủy là 1 từ gốc hán việt. Dịch ra có nghĩa là dòng nước có thể chảy qua mà không bị vướng bất cứ thứ gì ngăn cản được dòng chảy của nó. Khái niệm này trong đời sống hàng ngày được vận dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế và kiến trúc. Ngoài ra, khái cũng được áp dụng trong nhiều nghề nghiệp, công việc khác, ví dụ như thợ nề thì gọi nó là “lọt gió”, với thợ điện thì được gọi là “lọt sáng”. Còn ở nhiều địa phương, nhiều vùng khác có thể gọi là “lọt lòng” cũng mang ý nghĩa như từ thông thủy.
Diện tích thông thủy là gì?
Diện tích thông thủy trong xây dựng được hiểu là phần diện tích sử dụng. Trong đó, phần diện tích sử dụng được tính bằng tổng diện tích trên mặt bằng của công trình, trừ đi bề dày của tường, vách, cột và trừ đi độ dày của lớp trát, nhưng không trừ đi bề dày của lớp gạch dùng để ốp tường hoặc ốp chân tường.
Đây là khoảng diện tích được sử dụng để tính toán kích thước sử dụng của công trình đó ( thường áp dụng đối với nhà ở dân dụng, chung cư,.. ) bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong ngôi nhà & diện tích ban công, lô-gia (nếu có) gắn liền với ngôi nhà đó.
Diện tích thông thủy sẽ không tính khu vực tường bao bên ngoài nhà, không tính diện tích sàn có cột, & không tính luôn khu vực hộp kỹ thuật nếu nằm trong ngôi nhà. Khi tính diện tích ban công thì chỉ tính diện tích sàn sử dụng của ban công. Nếu ban công diện tích tường chung thì cần tính từ mép trong của tường.
Tại sao trong xây dựng cần xác định diện tích thông thủy?
Diện tích thông thủy được sử dụng như một khái niệm rất phổ biến trong ngành thiết kế và thi công các công trình lớn nhỏ hiện nay. Người ta xác định diện tích thông thủy như 1 cách để chắc rằng diện tích sử dụng thực tế của công trình là bao nhiêu so với diện tích tổng của toàn bộ ngôi nhà, hay căn hộ đó.
Diện tích thông thủy và diện tích bao ngoài của toàn bộ ngôi nhà càng sát nhau thì chủ nhà sẽ tận dụng được tối đa không gian sử dụng hơn cả. Đương nhiên, phụ thuộc vào thiết kế, cũng như kiến trúc, kết cấu, thi công của mỗi công trình khác nhau mà diện tích thông thủy cũng khác nhau. Người ta sử dụng diện tích thông thủy như cách để hiểu về diện tích sử dụng củ tổng thể công trình. Giúp hình dung rõ ràng về diện tích, độ lớn, độ rộng và hẹp của công trình đó.
So sánh diện tích xây dựng và diện tích sàn
Ngoài khái niệm diện tích thông thủy, cùng tìm hiểu thêm một số thuật ngữ thường gặp trong xây dựng. Đó là khái niệm về diện tích xây dựng và diện tích sàn.
Khác với diện tích thông thủy, thì diện tích xây dựng & diện tích sàn là do thỏa thuận giữa chủ thầu và chủ nhà. Để hoàn thành một ngôi nhà cần phải tính toán dựa trên thông số thông dụng nhất để hai bên cùng nắm rõ & đưa ra giá thầu phù hợp.
Diện tích xây dựng là gì?
- Chi tiết cách tính diện tích xây dựng trong thi công nhà ở.
- Cách tính xây 1m2 tường bao nhiêu gạch chuẩn nhất.
Diện tích xây dựng là phần diện tích tính từ mép tường bên này đến mép tường bên kia của mảnh đất. Cần phải đánh dấu chính xác mép tường để tính toán chính xác nhất.
Quy định tính diện tích xây dựng:
- Diện tích sử dụng: với ngôi nhà có nhiều căn hộ như chung cư thì diện tích sử dụng được tính là diện tích riêng biệt của mỗi căn hộ cộng thêm phần diện tích sử dụng chung.
- Diện tích các phòng: tính theo kích thước thông thủy trừ đi bề dày tường, vách, cột nhưng không trừ bề dày của lớp ốp trát tường.
- Diện tích ở: tính tổng diện tích những phòng chính bao gồm phòng ở, tủ tường và phần dưới cầu thang được xây dựng trong phòng.
- Diện tích phụ: tổng diện tích các phòng phụ gồm nhà bếp, phòng vệ sinh, nhà kho, hành lang, ban công.
Diện tích sàn là gì?
Diện tích sàn là tổng diện tích sàn xây dựng tất cả các tầng. Bao gồm tầng mái, sàn tầng kỹ thuật, tầng hầm, tầng tum, tầng nửa,… Ngoài ra có thể tính diện tính hành lang & ban công vào diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài tường bao thuộc tầng.
Quy định tính diện tích sàn:
Diện tích sàn xây dựng của tầng nào thì sẽ tính vào diện tích sàn xây dựng của tầng đó. Diện tích sàn của 1 tầng là diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng. Tổng diện tích sàn của ngôi nhà là tổng diện tích sàn của các tầng.
Sự khác nhau trong công thức tính
Công thức tính 2 loại diện tích này có sự khác biệt rõ rệt. Với diện tích sàn thì có thể lấy diện tích sàn sử dụng cộng diện tích các phần móng, sân, hầm, mái.
Còn diện tích xây dựng thì cần tính nhiều hạng mục riêng biệt:
- Diện tích sàn từng tầng được tính tính bằng 100% diện tích mái tầng đó. Diện tích móng tính bằng 50 % đến 75 % diện tích một sàn theo đơn giá xây thô. Diện tích bể nước tính 60% đến 70 % diện tích mặt bằng một sàn theo đơn giá xây thô.
- Phần mái ngói có làm trần giả tính bằng 100%diện tích mặt sàn chéo theo mái. Mái ngói đổ sàn bê tông rồi lợp thêm ngói thì tính bằng 150%diện tích mặt sàn chéo theo mái. Mái tôn của nhà tầng thì tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
- Sân thượng có mái che tính bằng 75%% diện tích mặt bằng sàn. Sân thượng, ban công không mái che thì tính 50% diện tích mặt bằng sàn. Và tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn nếu có dàn bê tông hay sắt trang trí.
Cách tính diện tích thông thủy
Công thức tính diện tích thông thủy chuẩn
Như hình trên thì công thức tính toán diện tích thông thủy chuẩn nhất hiện nay đó là:
Diện tích thông thủy = (a.b) + (c.d) – (∑ei + f)
Trong đó:
- a & b là phần chiều dài & chiều ngang bên trong căn hộ ( tính từ phần tường mép trong).
- c & d là phần chiều dài & chiều ngang của ban công, lô-gia (nếu có).
- ∑ei là tổng diện tích củacột chịu lực bên trong căn hộ, còn i là số cột.
- f là diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong ngôi nhà (thường sẽ chỉ có một f, nếu có 2f trở lên thì tính tổng như e ở phía trên).
Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể tham khảo một ví dụ như sau:
- a = 8,6m; b=7m
- c= 1,5 ; d =5,5m
- e= 0,8m2 – có 3e
- f= 0,8m2
⇒ Diện tích thông thủy = (8,6×7) + (1,5×5,5)-[(0,8×3) + 0,8] = 60,2 + 8,25 – 3,2 = 65,25m2
Ứng dụng trong xây dựng
Một số ứng dụng của thông thủy trong xây dựng:
Tính diện tích thông thủy sàn
Diện tích thông thủy sàn gồm phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ lẫn diện tích ban công, lo-gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó. Diện tích thông thủy sàn không được tính tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột & hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Diện tích thông thủy sàn = [Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, lo-gia + diện tích ở] – [Diện tích tường bao quanh + diện tích sàn có cột + tường phân chia căn hộ + hộp kỹ thuật]
Lưu ý: Khi tính diện tích logia thì tính toàn bộ diện tích sàn, trường hợp lo-gia có phần diện tích tường chung thì ta tính từ mép trong diện tích tường chung.
Tính chiều cao, diện tích thông thủy cửa
Khi thi công xây dựng 1 công trình, chủ đầu tư thường quan tâm đến thông thủy của chiều cao nhà, và kích thước thông thủy cửa cũng được nhiều CĐT rất quan tâm. Trong đó, bao gồm cả các kích thước thông thủy cửa chính, cửa sổ áp dụng với nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự đều được… Bạn có thể áp dụng được các kích thước thông thủy theo những chỉ dẫn về loại cửa dưới đây:
Kích thước thông thủy cửa chính được tính với các chiều cao, chiều rộng cửa đó là:
- Chiều cao: 2.30m – 2.52m – 2.72m– 2.92m.
- Chiều rộng cửa chính: 1.46m – 1.62m – 1.90m – 2.32m – 2.46m – 2.92m – 3.12m – 3.32m –3.72m – 4.12m – 4.56m – 4.8m.
Đối với kích thước thông thủy cửa một cánh, cửa phụ, cửa hậu, thì sẽ tùy thuộc vào khuôn cửa dày bao nhiêu rồi lựa chọn kích thước cửa cho phù hợp.
Đối với khuôn cửa dày 4.5cm & kích thước cửa phù hợp là rộng 8.1cm + 4.5cm bên phải + 4.5cm bên trái = 90cm; dài 212cm + 4.5cm trên = 316.5cm.
Đối với khuôn cửa dày 6cm thì cách tính cũng tương tự như trên, kích thước cửa phù hợp sẽ là 93cm x 218cm.
Đối với kích thước thông thủy của cửa thông phòng: Kích thước phù hợp có chiều cao 1.9m – 2.1m – 2.12m và chiều rộng là 0.8m – 1.06m – 1.2m.
Đối với cửa phòng master: Kích thước thông thủy cửa được thực hiện với chiều cao từ 1.9m – 2.1m – 2.3m, chiều rộng từ 0.82m – 1.04m – 1.24m.
Kích thước thông thủy cửa nhà tắm: Cao khoảng 1.9m – 2.1m – 2.3m và độ rộng thường là 0.68m– 0.82m – 1.02m.
Kích thước thông thủy cửa sổ: tùy thuộc vào không gian tổng thể của không gian đó, cũng như vị trí đặt cửa sổ. Kích thước cửa sổ cũng phụ thuộc vào số lượng cửa sổ bố trí trong phòng và phụ thuộc vào cả kích thước của cửa chính ra vào.
Phân biệt diện tích tim tường và diện tích thông thủy
Diện tích tim tường là phần diện tích được đo tính từ tim tường bao gồm tường bao quan căn hộ, tường phân chia giữa các căn hộ, phần diện tích sàn có xây cột & hộp kỹ thuật bên trong căn hộ. Diện tích tim tường còn có tên là diện tích phủ bì. Xét về khả năng thực thi quyền sở hữu & hạn chế tranh chấp thì đo theo tim tường sẽ là một phương án hợp lý hơn so với việc đo theo diện tích thông thủy.
Như vậy rõ ràng chúng ta có thể thấy việc đo theo diện tích tim tường sẽ giúp minh bạch được quyền sở hữu căn hộ của bạn, còn đi theo diện tích thông thủy thì không áp dụng được.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc liên quan đến thông thủy là gì? Cách tính nhanh diện tích thông thủy? Hy vọng rằng, với những kiến thức trong bài viết này thì khi quyết định xây dựng nhà ở, thiết kế và thi công đúng các kích thước thông thủy trong xây dựng sẽ giúp bạn & gia đình gặp được nhiều may mắn, thuận lợi.