Kinh nghiệm setup quán cafe 100 triệu

Kinh nghiệm setup quán cafe 100 triệu kinh doanh hiệu quả

Không phải cứ không gian nhỏ và đồ uống ngon là quán cafe của bạn đông khách. Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm khi khởi nghiệp kinh doanh cafe chính là tích luỹ kiến thức, đánh giá cơ hội, thách thức và xây dựng kế hoạch kinh doanh thật chỉn chu và bài bản. Còn nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bài viết chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình quán cafe 100 triệu dưới đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn!

Phân bổ ngân sách mở quán cafe 100 triệu

Mở quán cafe chỉ với 100 triệu thì nên phẩn bổ ngân sách như thế nào? Đây là câu hỏi mà ai cũng cần trả lời trước khi đầu tư vào mô hình kinh doanh nhỏ này. Bởi việc phân bổ ngân sách hợp lý sẽ giúp các bạn giải quyết được bài toán mở quán cafe thành công với chi phí hạn chế.

Theo các chuyên gia, bạn có thể phân bổ 100 triệu thành các nhóm chi phí như sau:

 STT CHI PHÍ GIÁ TIỀN
1 Thuê mặt bằng: chiếm 30% tổng số vốn (tối thiểu 6 tháng) 30 triệu đồng
2 Tiền trang trí cửa hàng (gồm sơn sửa quán, mua tranh ảnh trang trí, đèn trang trí, chi phí thi công trang trí,…): chiếm 25% tổng số vốn 25 triệu đồng
3 Trang thiết bị mở quán (gồm nội thất bàn ghế, dụng cụ pha chế, ly tách): chiếm 20% tổng số vốn 20 triệu đồng
4 Nguyên vật liệu, phụ liệu pha chế (gồm cafe, nước ngọt các loại, nguyên liệu pha chế các thức uống trong menu, …): chiếm 15% tổng số vốn 15 triệu đồng
5 Chi phí thuê nhân viên dự trù trong 2 tháng (01 nhân viên): 10% 10 triệu đồng
6 Chi phí khác 10 triệu đồng

8 Bước mở quán cafe nhỏ chi phí thấp

Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn 8 bước quan trọng nhất cần thực hiện khi muốn mở quán cafe 100 triệu thành công!

Bước 1: Lên ý tưởng và chọn mô hình kinh doanh

Mô hình quán cafe 100 triệu ngày càng có nhiều người lựa chọn. Bởi đây là mức ngân sách không quá lớn, nhưng lại có khả năng đem về lợi nhuận khủng nếu chủ quán biết cách lên ý tưởng và phân bổ nguồn vốn hiệu quả. 

Với 100 triệu, bạn nên đầu tư xây dựng những mô hình quán cafe nhỏ,  có thiết kế đơn giản như cafe cóc, take away hoặc cafe vintage.

Với ngân sách có hạn như trên, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nhân công để đưa quán cafe vào hoạt động mà vẫn dư ra một khoản nhỏ để chi trả phí phục vụ, quảng cáo,… 

kinh nghiệm mở quán cafe 100 triệu

Lên ý tưởng và chọn mô hình kinh doanh.

Bước 2: Lựa chọn mặt bằng

Với nguồn vốn nhỏ, chỉ nên trích khoảng 30% tức khoảng 30 triệu đồng để thuê mặt bằng trong tối thiểu 6 tháng. Vì đây là mức phí thấp nên chỉ có thể đặt quán tại các hẻm nhỏ, các vị trí không thực sự có lượng khách ra vào lớn. Đồng thời diện tích cũng chỉ vào khoảng 30m2 – 50m2 mà thôi. 

Tuy nhiên bạn có thể thu hút thêm khách hàng bằng rất nhiều yếu tố khác như: thiết kế đẹp độc đáo, chất lượng đồ uống, mức giá phải chăng, thái độ phục vụ kể cả khi không có vị trí thuận lợi. 

Bước 3: Thiết kế quán cafe

Đây là khâu bạn có thể chủ động cắt giảm chi phí bằng cách tự tham khảo các mẫu thiết kế quán cafe đẹp đã được Kiến Trúc Sư Nội Thất Alpha lên ý tưởng và triển khai chi tiết tại đây với 12 ý tưởng thiết kế quán cafe đẹp giá rẻ. Hoặc thuê đơn vị tư vấn thiết kế chuyên nghiệp sẽ đầy đủ bản vẽ kiến trúc và dự trù chi phí, các kiến trúc sư sẽ tính toán, lựa chọn vật liệu trang trí, bàn ghế sử dụng phù hợp với ngân sách 100 triệu.

Chi phí này sẽ bao gồm sơn tường, mua các vật dụng decor, lát lại nền, mua giấy dán để thiết kế thủ công. 

Tuy nhiên trước khi bắt tay vào thiết kế quán cafe bạn nên xác định rõ phong cách mà quán sẽ hướng đến. Học hỏi các thiết kế trên mạng và phác thảo trước khi thực hiện nhé.

quán cafe 100 triệu

Thiết kế tạo điểm nhấn thu hút, cuốn khách hàng.

Bước 4: Học pha chế

Ngoài không gian ngoại thất và nội thất, chất lượng đồ uống chính là điểm mấu chốt để giữ chân khách. Với số vốn ít ỏi nên chủ đầu tư thường tự vận hành quán của mình trong thời gian đầu. Sau đó sẽ thuê thêm 1 – 2 nhân viên nếu đông khách. Vì vậy việc chủ quán tham gia các khóa học pha chế là quan trọng.

Ngoài đào tạo kỹ năng pha chế chuyên nghiệp, lớp học pha chế còn cập nhật cho học viên các kỹ năng quản lý, kinh nghiệm mở quán, kỹ năng quản lý quầy bar, hướng dẫn cách bóc tách nguyên vật liệu, phối hợp nguyên liệu để cho ra những món đồ uống tuyệt nhất.

Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu thêm về kinh nghiệm mở quán cafe quy mô nhỏ. Bằng cách tham khảo những người có kinh nghiệm, trao đổi và cập nhật thông tin trên các diễn đàn, hội nhóm…

kinh nghiệm pha chế đồ uống

Học pha chế chủ động trong công việc tiết kiệm chi phí thuê nhân viên và có thể đào tạo thêm nhân viên sau này.

Bước 5: Mua sắm các trang thiết bị và nguyên vật liệu

Để mở quán cafe với 100 triệu đồng, bạn nên dành khoảng 20 triệu đồng cho sắm sửa trang thiết bị bao gồm tủ mát, máy ép, máy xay, máy pha café, bàn ghế, ly, tách, quạt cây (quạt gắn tường). Vì không có nhiều ngân sách nên bạn có thể sử dụng máy xay kết hợp ép cho tiết kiệm. Có thể sử dụng quạt mát đa năng, tủ lạnh mini và loại ly nhựa kết hợp thủy tinh. 

Ngoài ra, nguyên vật liệu pha chế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đồ uống, quyết định liệu khách hàng sẽ quay lại quán hay không. Chính vì thế khoản này cần  đầu tư khoảng 15% tổng số vốn, tức dành 15 triệu đồng mua sắm các nguyên vật liệu pha chế đồ uống có trong menu. 

kinh nghiệm setup quán cafe 100 triệu

Mua sắm thiết bị và nguyên vật liệu đơn vị uy tín và có thể lựa chọn đầu tư vào các dịp có chương trình khuyến mãi lớn.

Bước 6: Lên Menu phù hợp với đối tượng khách hàng

Lên menu là một bước rất quan trọng trong kế hoạch mở quán cafe 100 triệu. Menu phải phù hợp đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến, và còn phải đảm bảo giá bán phù hợp với mặt bằng chung. Lên được menu hợp lý sẽ tối ưu hóa được chi phí đầu tư. Từ đó thúc đẩy lợi nhuận. 

Có 03 tiêu chí quan trọng cần lưu ý khi lên menu:

  • Đơn giản: Với quán cafe mô hình nhỏ, không nên làm quá nhiều món vì sẽ làm phức tạp thêm công việc pha chế. Menu nên có khoảng 10 – 12 món phù hợp với khách hàng mục tiêu. Nên có 1 món đặc trưng để thu hút khách hàng.
  • Thiết kế đẹp: Cách đặt tên món, thiết kế font chữ, màu sắc, hình ảnh trên menu sẽ khiến khách hàng thích thú, ấn tượng hơn với quán của bạn.
  • Menu phải có lãi: Giá nguyên liệu và đồ uống nên dao động ~ 35% giá bán lẻ thì mới đảm bảo có lãi.
Menu quán cafe

Lên Menu phù hợp phù hợp với tệp khách hàng hướng tới.

 

Bước 7: Tuyển dụng nhân sự

Quán cafe nhỏ nên nhiều người chọn cách tự phục vụ cho quán của mình. Tuy nhiên nếu vừa pha chế vừa phục vụ có thể khó đảm bảo được tốc độ phục vụ. Vì thế có thể linh hoạt thuê thêm 1 – 2 nhân viên part-time đến làm việc vào những khung giờ đông khách. Chi phí này khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Lưu ý nếu tuyển nhân viên, cần có hợp đồng lao động rõ ràng. Đi kèm là những quy định, đào tạo để nhân viên có thái độ phục vụ chuyên nghiệp nhất.

Bước 8: Quảng bá cho quán cà phê

Bước cuối cùng trong 8 bước mở quán cafe 100 triệu chính là quảng bá và tiếp thị cho quán một cách thông minh nhất. Có nhiều hình thức để khách hàng biết đến quán của bạn:

  • Quảng cáo trên mạng xã hội.
  • Làm tờ rơi quảng cáo.
  • Dán băng rôn lớn ở mặt bằng quán để thu hút sự chú ý.
  • Thực hiện các chương trình khuyến mãi.
  • Truyền thông bằng miệng.
tiếp thị quán cafe

Thời gian đầu nên nhờ người thân, bạn bè để quảng bá quán để tiết kiệm chi phí vận hàng và có được nguồn thu ngay.

Chi phí khác khi mở quán cafe 100 triệu

Các chi phí khác bao gồm tiền nước, tiền điện, phần mềm quản lý quán và các chi phí phát sinh thêm trong quá trình hoạt động. Để đảm bảo đáp ứng kịp thời, bạn nên dành thêm 10 triệu cho khoản quỹ này, nhằm phòng trường hợp phát sinh thì có thể giải quyết ngay để quán hoạt động ổn định, tạo được thiện cảm trong mắt khách hàng. 

Với phần mềm quản lý quán cafe, đó sẽ là công cụ cần thiết giúp quán cafe hoạt động ổn định, trơn tru từ những ngày đầu. 

Phần mềm hỗ trợ order tại bàn, phần mềm thanh toán nhanh, giúp đảm bảo quán có thể vận hành tốt ngay cả khi chỉ có 1 nhân viên, đáp ứng tốt nhu cầu bán hàng vào giờ cao điểm. 

Mở một tiệm cà phê nhỏ là ước mơ của nhiều người, từ các bạn trẻ đến những người làm văn phòng, hay những bạn nhân viên pha chế sau một thời gian tích góp đủ kinh nghiệm. Nếu khởi nghiệp với ngân sách không quá dồi dào, bạn buộc phải thận trọng trong từng bước đi. Trên đây là chi tiết cách phân bổ ngân sách và 08 bước xây dựng mô hình quán cafe 100 triệu được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong nhiều năm tư vấn cho khách hàng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc kinh doanh tương lai.

kinh nghiệm mở quán cafe

19 Kinh nghiệm mở quán cafe đông khách cho người mới bắt đầu

Loại hình kinh doanh cafe đang là lĩnh vực vô cùng hấp dẫn. Không phải người trong nghề bạn cũng có thể nhận thấy đây là lĩnh vực có tập khách hàng tiềm năng lớn, lợi nhuận cao. Tuy nhiên, có không thắc mắc cần phải giải quyết trước khi mở quán cà phê, chẳng hạn như ý tưởng thiết kế quán theo phong cách nào? Hay những điều cần biết về giấy phép kinh doanh, nguyên liệu, dụng cụ, thậm chí là chiến dịch marketing… đều là những bài toán khó.Bài viết chia sẻ 19 kinh nghiệm mở quán cafe hôm nay sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của bạn. Đón đọc nhé!

Yêu thích và có hiểu biết cơ bản về cafe

Ít nhất bạn cần hiểu đặc tính của các dòng cà phê Arabica, Robusta để lựa chọn một loại tạo đặc trưng cho quán. Hiểu về hương thơm cũng như biết được hàm lượng Caffeine trong mỗi dòng. Từ đó bạn sẽ biết nên dùng loại cà phê nào cho phương pháp pha chế nào. Hoặc bạn sẽ sáng tạo cách phối trộn tạo ra hương vị cà phê đặc trưng của thương hiệu mình. Hơn nữa, bạn cũng có thể pha trộn theo sở thích của những vị khách đặc biệt.

Kinh nghiệm mở quán cafe

Cần có kiến thức cơ bản về cà phê.

Để làm được điều đó ngoài việc tìm hiểu kiến thức về các dòng cà phê, bạn cần tự thưởng thức và tự mình nhận ra cái ngon và nét đặc trưng của từng dòng. Từ đó có phương án lựa chọn cà phê ngon cho quán của mình.

Hiểu biết về các dụng cụ pha đồ uống

Khi nói đến kinh nghiệm mở quán cafe, bạn cần biết về một số máy móc, thiết bị hỗ trợ pha cafe như:

– Máy pha cafe

– Máy dập, đóng gói cafe để mang về

– Máy xay sinh tố, tủ lạnh.

– Máy tính tiền.

Việc cần làm là lập danh sách các máy móc, thiết bị cần đầu tư cho quán để dự trù ngân sách cần có. Thông thường, tổng chi phí đầu tư các loại máy móc trong quán cafe dao động từ 30 triệu – 100 triệu tùy chất lượng sản phẩm. Nếu không có đủ kinh phí, bạn chỉ nên mua những loại máy móc thật sự quan trọng, những thiết bị khác sẽ từ từ bổ sung sau.

Trong trường hợp bạn muốn mở quán cafe phong cách truyền thống như: pha cafe phin đơn giản, ghi order, tính tiền thủ công cho khách, thì bạn không cần quan tâm đến vấn đề này.

Biết vài phương pháp pha chế cà phê

Nếu bạn chỉ là một nhà đầu tư, thì có thể không cần trang bị kỹ năng pha chế. Nhưng nếu bạn tự mình bỏ vốn, tự mình vận hành quá, thì đây là kỹ năng không thể thiếu. Nhất là trong trường hợp quán cà phê có quy mô nhỏ. Bạn nên biết những công thức pha chế đồ uống chất lượng cho quán mình.

Kinh nghiệm mở quán cafe

Biết một số phương pháp pha chế cà phê sẽ là lợi thế để phục vụ được nhiều tệp khách hàng có sở thích khác nhau.

Ngoài ra khi có kiến thức pha chế, bạn có thể tự đào tạo nhân viên cho cửa hàng. Hoặc giám sát công việc của nhân viên pha chế. Đảm bảo chất lượng thức uống trong quán luôn chuẩn vị và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khách hàng.

Bạn có thể tự mình tìm tòi và sáng tạo những công thức pha chế riêng và độc đáo. Hoặc tham gia một khóa học về pha chế đồ uống.

Nghiên cứu thị trường để có kinh nghiệm mở quán cafe phong phú

Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán là bước quan trọng cần làm trước khi bắt tay vào kinh doanh mọi lĩnh vực mà không chỉ riêng cà phê. Từ kết quả nghiên cứu, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình thị trường, phân khúc ở thời điểm bạn kinh doanh. Từ đó lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, quyết định được đối tượng khách hàng mục tiêu của quán và khoanh vùng vị trí muốn mở quán cà phê.

Các bước cần làm để nghiên cứu thị trường:

  • Ghé thăm những quán cafe đông khách và thưởng thức đồ uống tại đó, đánh giá chất lượng đồ uống.
  • Nghiên cứu menu. Quan sát khách hàng tại đó hay gọi đồ uống gì và quyết định có nên bổ sung món đó vào trong menu của mình hay không.
  • Tham khảo giá để giúp định giá được đồ uống trong cửa hàng mình sao cho hợp lý.
  • Nghiên cứu thêm phong cách thiết kế ở mỗi quán. 
  • Đánh giá điểm yếu để không lặp lại khi tiến hành thiết kế và xây dựng quán cà phê của mình.

Lập kế hoạch tham khảo kinh nghiệm mở quán cafe từ người đi trước

Để có thể phát triển bền vững, thì ngay từ đầu bạn cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh chỉn chu. Trong đó phải có các mục về tài chính, chi phí, nguồn thu, kế hoạch marketing, đào tạo nhân sự… từ 6 tháng – 2 năm.

Bạn cũng nên cân nhắc nguồn vốn chính của quán là từ vốn tự thân, bạn bè, gia đình hay tiếp cận với các nhà đầu tư khởi nghiệp. Chi phí ban đầu sẽ khác nhau giữa việc mở quán cà phê take away và một quán cà phê có thể ngồi.

Tính toán chi phí và kế hoạch phát triển cho quán

Kinh nghiệm mở quán cafe với kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn tránh rủi ro và có định hướng phát triển bền vững.

Chọn mô hình kinh doanh cà phê

Hiện nay có rất nhiều kiểu quán cà phê để lựa chọn tiêu biểu phải kể đến như:

  • Quán cà phê kiểu Workshop.
  • Cà phê container.
  • Quán cà phê thương hiệu.
  • Cà phê âm nhạc.
  • Cà phê sân vườn.
  • Cà phê take away, Cà phê cóc.

Việc xác định rõ mô hình kinh doanh ngay từ đầu sẽ giúp bạn định hướng được địa điểm mở quán thích hợp, khoanh vùng được những khách hàng tiềm năng.

mô hình chuyển nhượng thương hiệu quán cafe

Chi phí mở quán cà phê Highlands sẽ rơi vào khoảng từ 2,5 tỷ đến 5 tỷ đồng và 7% phí nhượng quyền trên tổng doanh thu hàng tháng và 5% phí quản lý trên tổng doanh thu hàng tháng.

Dự trù chi phí cho việc mở quán cà phê

Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn là điều mà mọi chủ đầu tư đều lo lắng. Đây là vấn đề cần tính toán kỹ khi chuẩn bị kinh doanh cà phê. Việc dự trù kinh phí sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, cần đầu tư tiền bạc vào việc gì, những gì nên mua, những gì chưa cần mua để không bị lãng phí tiền bạc và thời gian.

Những khoản chi phí chắc chắn có nếu bạn dự định mở quán cà phê đó chính là:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí mua nội thất, đồ trang trí.
  • Sắm sửa máy móc, thiết bị, ly tách.
  • Chi phí thuê nhân viên.
  • Chi phí nguyên vật liệu.
  • Quảng cáo, marketing.
  • Chi phí khác.

♦ Địa chỉ bán các mẫu bàn cafe ghế cafe đẹp tại Hà Nội với chi phí tốt giúp các chủ đầu tư an tâm về chất lượng sản phẩm và tiết kiệm được khoản tiền lớn.

Những khoản dự trù kinh phí này giúp bạn ước tính chi phí chính xác nhất, từ đó chủ động nguồn vốn khi mở quán. 

Chọn mặt bằng mở quán café

Biết cách chọn mặt bằng cho quán cà phê sẽ giúp  việc kinh doanh sau này được thuận lợi hơn mà vẫn tiết kiệm ngân sách. Một số kinh nghiệm khi chọn mặt bằng bạn cần lưu ý sau:

  • Xem xét chi phí thuê mặt bằng quán café
  • Xác định khách hàng mục tiêu, đặt các câu hỏi như: họ hay đi qua khu vực nào? Hành vi họ ra sao? Cách để tiếp cực các đối tượng?… Như vậy bạn sẽ hiểu được khách hàng của mình và lựa chọn mặt bằng chuẩn hơn.
  • Thuận tiện giao thông, ưu tiên có bãi đậu xe, có tầm quan sát
  • Tìm mặt bằng quán cafe thoáng đãng, dễ nhìn thấy
  • Xem xét diện tích mặt bằng quán café vì mỗi mô hình sẽ cần diện tích khác nhau
  • Đánh giá tình trạng hiện tại của mặt bằng để không phát sinh chi phí tu sửa về sau.
  • Chú ý hợp đồng thuê mặt bằng: thời gian thuê trong bao lâu, thời gian chuyển tiền thuê hằng tháng, cam kết giữ giá trong thời gian thuê, yêu cầu bảo trì hoặc trùng tu mặt bằng, điều khoản khi có bên chấm dứt hợp đồng, quy trình do bên nào phụ trách thực hiện…
kinh nghiệm lựa chọn địa điểm mở quán cafe

Lựa chọn mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh quán hướng tới khách hàng bình dân hay cao cấp.

Giấy tờ, thủ tục kinh doanh quán cà phê

Những văn bản pháp luật bạn cần tìm hiểu bao gồm:

  • Các loại giấy phép kinh doanh
  • Các loại giấy tờ về an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Những loại thuế cần nộp theo quy định nhà nước.

Bạn cần phải sở hữu tất cả các loại giấy tờ trên để quán cafe hoạt động theo đúng quy định pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Thiết kế không gian cho quán

Đây là lúc ý tưởng “nung nấu” về quán cafe mà bạn mong muốn được thực hiện. Bạn nên tìm một chuyên gia thiết kế tư vấn để hiện thực hóa nó, nhưng mức đầu tư cho khâu này chỉ nên nằm trong phần chi phí đã tính toán. Nếu những quán cafe mô hình nhỏ như take away, cà phê cóc,… thì chủ quán có thể tự tay thiết kế và xây dựng.

Một quán cafe lý tưởng không chỉ là cung cấp thức uống thơm ngon mà còn là bầu không khí khách hàng muốn tận hưởng khi đến quán. Đó sẽ là không gian cho khách thư giãn, tĩnh tâm sau ngày làm việc mệt mỏi hoặc là quán café hiện đại để mọi người gặp gỡ và trò chuyện.

Cuối cùng, mọi chi tiết nhỏ đều sẽ góp phần tạo nên không gian lý tưởng, từ màu sơn tường, ánh sáng, bàn ghế và các món trang trí đều phải phối hợp với nhau thành thể thống nhất và định hình nên phong cách của tiệm.

thiết kế quán cafe

Thiết kế không gian cho quán

Lên menu đồ uống cho quán café

Một quán cafe dù truyền thống hay hiện đại thì cũng nên có những thức uống cơ bản như sau: 

  • Cà phê
  • Những loại trà 
  • Các món đá xay 
  • Đồ uống từ trái cây 
menu quán đa dạng

Xây dựng menu đầy đủ và phù hợp với mô hình kinh doanh.

Tùy theo mô hình kinh doanh mà có thể thêm số món nước phù hợp cho quán của mình. Ví dụ nếu quán bạn theo hình thức bán mang về (take-away) thì không nên chọn menu quá nhiều món. Điều đó sẽ làm khách hàng phân vân, khó lựa, kéo dài thời gian order. Các khách sau phải chờ đợi và cảm thấy không thoải mái khi chọn món. 

Và ngược lại, đối với hình thức order và phục vụ tại quán, nên thêm nhiều loại đồ uống hơn. Khách hàng có thể dễ dàng xem hết menu và chọn loại thức uống mình yêu thích mà không sợ khách khác chờ đợi mình. Và dù là mô hình nào, bạn cũng nên có cho mình một món uống “signature” làm nên đặc trưng của quán.

Ngoài ra, có thể kết hợp các món ăn kèm trong menu quán café. Các món ăn được phục vụ cũng rất đa dạng. Từ các loại bánh lạnh như cheesecake, tiramisu,… đến các loại bánh nướng như croissant, danish, tart… hay các món mặn như bánh mì, món phục vụ bữa trưa. Điều này sẽ giúp bạn có thể tăng ưu điểm cạnh tranh cũng như tăng doanh thu.

Tìm địa chỉ cung cấp nguồn cà phê uy tín

Để có cà phê thơm ngon phục phụ người thưởng thức, bạn nên tìm một địa chỉ cung cấp cà phê uy tín, chất lượng, ổ định để hợp tác lâu dài.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên liên lạc với nhà cung cấp và đề nghị họ gửi mẫu cafe rang xay nguyên chất. Trên kinh nghiệm về cách nhận biết cà phê nguyên chất và khả năng đánh giá chất lượng cà phê của bạn. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ tự mình nhận ra đâu là mẫu cà phê phù hợp cho quán của mình.

kinh nghiệm lựa chọn nguồn cung cấp hạt cafe

Tìm địa chỉ cung cấp nguồn cà phê uy tín, chất lượng và ổn định.

Lên danh sách những vật dụng khi mở quán café

Tùy theo hình thức kinh doanh, mô hình quán cafe bạn hướng đến để có cách trang bị vật dụng khác nhau. Khi bạn kinh doanh cà phê hiện đại, nên quan tâm về các loại máy pha bằng áp suất, dụng cụ pha Syphon… Tuy nhiên nếu bạn kinh doanh cà phê truyền thống, chỉ cần chú ý về phin cafe và các vật dụng đơn giản.

Mua sắm, bố trí nội thất cho quán café

Bên cạnh việc trang bị dụng cụ pha chế thì việc mua sắm nội thất bên trong quán cũng không kém phần quan trọng. Tùy theo phong cách quán mà việc sắm sửa nội thất sẽ có những đặc trưng đi cùng. Ví dụ nếu quán cafe theo phong cách mộc, đồng quê,… bàn ghế nên chọn chất liệu gỗ, vật dụng trang trí là gỗ, tre, nứa,… ánh sáng vàng sẽ được ưu tiên. 

Hoặc nếu hướng quán cafe phong cách hiện đại, thì vật liệu thường sử dụng là kim loại, sắt thép hoặc thủy tinh. Chất liệu gỗ cũng được sử dụng phổ biến. Về màu sắc, phong cách này ưu tiên gam màu trung tính và đơn giản như trắng, đen, be, kem,… có thể pha trộn thêm những sắc mạnh như đỏ, xanh dương,… để tạo điểm nhấn.

Tùy vào  phong cách quán mà lựa chọn nội thất, trang trí phù hợp

Kinh nghiệm tuyển và đào tạo nhân viên 

Bạn là người xây dựng và làm chủ nhưng nhân viên mới là bộ mặt của quán cafe. Vì vậy hãy trang bị cho nhân viên của mình những kiến thức cơ bản nhất để chăm sóc khách hàng. Một số nguyên tắc cần trang bị để nâng cao hình ảnh của cửa hàng:

  • Tươi cười chào khách khi khách bước vào quán
  • Tham khảo ý kiến của khách hàng
  • Lựa chọn chỗ ngồi thích hợp cho khách
  • Tư vấn đồ uống trong menu cho khách
  • Luôn tươi cười niềm nở đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong phạm vi khả năng
  • Tham khảo các đánh giá của khách hàng về chất lượng đồ uống

Bạn phải là người đầu tiên thể hiện được phong thái chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng. Tạo cho mình thói quen tốt để nhân viên khâm phục tác phong và học hỏi. Có như vậy nhân viên mới luôn đi làm với thái độ tốt nhất.

kinh nghiệm mở quán cafe

Kinh nghiệm đào tạo nhân viên cho quán

Quảng bá trước khi mở quán café

Thời đại 4.0 thì marketing cũng đã khác. Bất kỳ doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thậm chí là một quán cà phê bình dân cũng cần có các chiếc lược quảng cáo thật hiệu quả.

Bạn đầu tư vào gì nhất, quán bạn có điều gì đặc biệt, thu hút khách ở điểm gì nhất?…. Bạn phải đưa những điểm này để càng nhiều người càng tốt. Ban đầu, chúng ta chỉ cần 1 lượng khách nhất định. Còn sau đó, họ có quay trở lại hay giới thiệu với bạn bè, người thân hay không thì đó lại là một câu chuyện khác.

Thời gian đầu mới mở quán, không cần quá nôn nóng. Hãy tận dụng các mối quan hệ thân thiết, tận dụng các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn…. để quảng bá quán. Ngay ngày khai trương, hãy mời bạn bè, người thân, đồng nghiệp…. đến ủng hộ. Sau đó họ sẽ giúp bạn giới thiệu thêm khách hàng tới quán bạn. Cứ như vậy, dần dà lượng khách biết đến quán sẽ đông hơn, bạn sẽ có nhiều khách quen hơn.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng, chất lượng đồ uống, không gian quán có phù hợp hay không và thái độ phục vụ của nhân viên mới chính là các yếu tố quan trọng giúp níu chân khách hàng.

Thuê các chuyên gia trong lĩnh vực

Nếu bạn có đủ điều kiện tài chính và không có nhiều thời gian để tự mình học các khóa học thì có thể đầu tư thuê các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống để đem lại hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn như anh chị có thể thuê nhân sự giỏi làm quản lý cho mình, thuê những gói dịch vụ setup, lên kế hoạch và tư vấn trọn gói. Điều này cũng mang lại hiệu quả không kém. 

Khai trương quán cà phê

Khai trương quán cafe chính là một hình thức marketing gián tiếp đến mọi người. Việc khai trương thu hút sẽ giúp định vị được trong tâm trí khách là khu vực này vừa có quán cafe mới. 

Việc khai trương quán cùng các chương trình ưu đãi, mini game, give away và nhiều hoạt động marketing khác sẽ giúp bạn PR quán cafe tốt hơn. Tuy nhiên, để việc khai trương diễn ra thuận lợi bạn cần chuẩn bị kế hoạch khai trương kỹ càng gồm:

  • Thời gian khai trương,
  • Dự trù khách mời.
  • Ngân sách khai trương.
kinh nghiệm mở quán cafe

Tạo các chương trình ưu đãi thu hút khách hàng.

Lắp đặt wifi, camera phục vụ khách hàng

Khi đến một quán cafe, quán ăn hoặc nhà hàng thì wifi luôn là điều đầu tiên khách nghĩ đến. Do đó, bạn cần trang bị hệ thống wifi chất lượng cho quán cafe của mình. Tốt nhất nên ghi mật khẩu wifi trên hóa đơn thanh toán để thuận tiện nhất cho khách.

Bên cạnh wifi, bạn cũng nên lắp đặt hệ thống camera để tiện quan sát từ xa cũng như giải quyết một số việc khi cần.

Kinh doanh mở quán cafe là điều không hề dễ dàng, vì vậy bạn cần dành thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cũng như các chiến lược để đương đầu với những khó khăn sẽ gặp trong quá trình vận hành quá. Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm mở quán cafe trên đây sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị chu đáo và hoàn chỉnh nhất cho kế hoạch kinh doanh của mình trong tương lai.

các ý tưởng thiết kế quán cafe đẹp

12+ Bản vẽ thiết kế quán cà phê sân vườn đẹp 2022

Thiết kế quán cafe đẹp tạo điểm nhấn, sức hút với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong một chiến dịch quảng cáo cho quán cafe mới, những yếu tố như đồ uống hay chất lượng phục vụ, luôn là những yếu tố đi sau. Bởi với một thương hiệu “mới toanh”, khi khách hàng chưa có cơ hội trải nghiệm đồ uống ngon hay sự chuyên nghiệp trong dịch vụ, thì điều đầu tiên thu hút họ đến với quán cafe chính là không gian. Nội Thất Alpha không chỉ cung cấp các sản phẩm nội thất chất lượng, chúng tôi còn nghiên cứu lên ý tưởng thiết kế quán cafe sân vườn đẹp, giá rẻ phù hợp với xu hướng của thời đại để giúp các chủ đầu tư kinh doanh được thuận lợi nhất.

Lợi ích của thiết kế quán cafe đẹp trong kinh doanh

03 lý do dưới đây sẽ giải đáp lý do tại sao cần thiết kế quán cafe đẹp và hút mắt khách hàng.

Thiết kế quán cafe đẹp giúp níu chân khách hàng

Để kinh doanh thành công lĩnh vực cafe, dịch vụ, quan tâm đến cảm nhận khách hàng là một yêu cầu bắt buộc và cần ưu tiên hàng đầu. Chẳng ai bỏ tiền đến quán của bạn để ngồi trong không gian vừa chật chội,  vừa lạc hậu lại bí bách cả.

Nhất là khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, việc có cho mình một thiết kế quán cà phê sân vườn ấn tượng từ nội thất đến ngoại thất sẽ giúp ghi điểm với khách qua đường và khách ghé quán. Dĩ nhiên họ sẽ cho quán những review tốt, rủ bạn bè tới thường xuyên và vô tình trở thành khách hàng quen thuộc của bạn. Một quán cafe được bố trí khoa học, không gian thoáng mát, hòa hợp với thiên nhiên còn là chốn lý tưởng để mọi người tụ tập, trò chuyện.

Quán đẹp giúp tăng giá trị nhận diện thương hiệu

Không chỉ thu hút khách hàng tới nhiều, bạn còn giúp tăng giá trị nhận biết thương hiệu của chính mình. Không gian độc đáo, ấn tượng chính là địa điểm check in lý tưởng cho các thực khách ưa cái đẹp. Những lần khách hàng check in, đăng story,… hình ảnh quán sẽ được viral và tiếp cận thêm nhiều đối tượng hơn.

Tăng tính cạnh tranh trên thị trường

Bên cạnh đó, sở hữu mẫu quán cafe đẹp sẽ giúp tăng tính cạnh tranh trong thị trường kinh doanh siêu sôi động hiện nay. Chất riêng, đầy mới mẻ và sự chú trọng đến cảm nhận của khách hàng sẽ là đòn bẩy cho bạn có chỗ đứng vững mạnh hơn.

Thực tế cho thấy, khi mới bắt đầu mở quán, nhiều chủ đầu tư khá mông lung về việc định hướng phong cách. Điều duy nhất mà họ nghĩ đến chính là gia tăng lợi nhuận bằng cách có số lượng khách nhiều nhất có thể. Vì vậy, người kinh doanh có xu hướng chọn sự đa phong cách trong thiết kế để có thể bao quát được thị trường.

Thế nhưng, việc xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là rất quan trọng. Với một thị trường lớn có quá nhiều sự cạnh tranh như hiện tại, đi vào một thị trường ngách chính là một quyết định khôn ngoan.Việc tạo ra một phong cách ngoại và nội thất quán cà phê, có thể làm hài lòng mọi nhóm đối tượng khách hàng thuộc các độ tuổi khác nhau, dường như là điều bất khả thi! 

Tuy nhiên hãy lưu ý, dù thiết kế quán cafe đẹp và ấn tượng đến đâu, mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo công năng phù hợp, thuận tiện cho việc vận hành quán để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

  • Để tối ưu chi phí setup quán việc lựa chọn đơn vị cung cấp bàn cafe ghế cafe uy tín giá thành tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền lớn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Review ý tưởng thiết kế quán cafe đẹp chi phí thấp 2022

Ngày nay, hình ảnh những quán cafe mọc lên từng ngõ ngách đường phố không còn quá xa lạ. Khi đó, sự độc đáo trong thiết kế nội và ngoại thất quán cà phê sẽ  là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong con đường kinh doanh của bạn. Tham khảo 10+ thiết kế đẹp dưới đây do chúng tôi tổng hợp, biết đâu sẽ tìm được thêm ý tưởng hay.

Mẫu thiết kế phong cách đồng quê

Xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng nên những mẫu thiết kế cafe phong cách đồng quê luôn tạo cảm giác thân thiện, thoải mái cho khách. Điển hình là một dự án vừa thực hiện thiết kế – Chả Specialty Tea; với tổng diện tích lên đến 200m2, kiến trúc sư đã tận dụng lợi thế để thiết kế theo phong cách đồng quê mộc mạc.

bản vẽ mặt bằng quán cafe

mô hình quán cafe nhỏ

Mô hình 2D tổng thể quán thể hiện chi tiết cách bố trí không gian, nội thất để quá trình thi công dễ dàng, thuận tiện.

nội thất quán cafe

Nội thất bên trong sử dụng các đồ nội thất được làm từ gỗ, tre, nứa,… Bàn ghế được chế tác từ gỗ rất gần gũi, mộc mạc với kiểu dáng đơn giản, thoải mái khiến không gian thêm ấn tượng.

Với  phong cách trang trí đơn giản kiểu đồng quê bạn nên chọn nội thất với những màu sắc mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như nâu, trắng, xanh lá,…

nội thất quán trà sữa cafe

Những chiếc đèn lồng, đồ gốm trang trí thể hiện trọn vẹn nét đẹp hoài cổ của đồng quê Việt. Kết hợp với những bộ bàn ghế chân đá đậm chất cổ xưa, thường thấy trong các ngôi nhà cổ khiến cho khách hàng có cảm giác như được trở lại những ngày xưa cũ.

quán uống nước đẹp

Ngoài ra, trong thiết kế quán cafe phong cách đồng quê Việt Nam, bạn cũng tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên nhiều hơn là ánh sáng nhân tạo. Điều này tôn lên vẻ đẹp nội thất, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên và dân dã.

Quán trà tranh coffee

Trang trí đơn giản, nhẹ nhàng, ấm cúng, không gian đẹp để có những ý tưởng tuyệt vời cho công việc.

không gian thư giãn lý tưởng

Không gian lý tưởng để thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè.

không gian quán đẹp

hình ảnh mặt tiền quán cafe

Mô hình 3D quán cafe phong cách đồng quê.

Bản vẽ thiết kế quán cà phê sân vườn đẹp 2022

Mẫu thiết kế quán coffee ngoài trời đang là xu hướng được nhiều người yêu thích. Với kiểu thiết kế này, thực khách có thể được tận hưởng thức uống thơm ngon lại vừa ngắm nhìn được cảnh quan tuyệt vời bên ngoài. Khi đến đây, chắc chắn khách hàng sẽ có được cảm giác tự do, tự tại, tạm xa được bầu không khí ô nhiễm, bí bách thường ngày. Tham khảo ngay mô hình quán cafe Gemini để hiểu thêm về phong cách này.

thiết kế quán cafe đẹp

Kiến trúc sư đã khéo léo bố trí các dãy bàn uống cafe với mẫu mã tương đồng nhau. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến đường giao thông đi lại từ cổng vào trong quán.

không gian quán cafe sân thượng

Mặc dù khung cảnh xung quanh đã khá yên tĩnh nhưng tại khu vực cafe ngoài trời này, kiến trúc sư cũng không quên sắp xếp thêm các chậu và bụi cây xanh với đa dạng chủng loại và độ cao thấp khác nhau.

không gian quán đẹp

Không gian lý tưởng để gặp gỡ bàn bè và đối tác.

bàn ghế cafe ngoài trời

Kiến trúc sư đã chọn các chất liệu nội thất thân thiện, chi phí thấp, có màu sắc hài hòa với tổng thể xung quanh.

bàn ghế cafe ngoài trời

Kiến trúc sư đã chọn các chất liệu nội thất thân thiện, chi phí thấp, có màu sắc hài hòa với tổng thể xung quanh.

bàn ghế cafe

Tin chắc rằng với không gian cafe này, khách hàng sẽ cảm nhận được sự trong lành của thiên nhiên và có được những giây phút thư giãn chất lượng.

quán cafe ngoài trời đẹp

Phối cảnh trên cao đầy mảng xanh của quán cafe ngoài trời.

không gian quán đẹp

Nội thất được lựa chọn phù hợp với kiến trúc quán tạo điểm nhấn sức hút đặc biệt với khách hàng.

bàn ghế cafe đẹp

Bàn ghế được kê khoảng cách hợp lý đảm bảo độ riêng tư nhất định cho khách hàng.

bàn ghế cafe

quán cafe ngoài trời đẹp

Không gian được nhiều bạn trẻ yêu thích để có những bức ảnh đẹp chia sẻ cho mọi người.

Với những không gian ngoài trời cần sử dụng loại ghế cafe ngoài trời với chất liệu đặc thù để đảm bảo được độ chắc chắn cũng như giữ màu tốt dưới tác động từ thiên nhiên.

Ý tưởng thiết kế quán cà phên sân vườn hiện đại

Như tên gọi, không gian thiết kế theo phong cách mộc đề cao sự đơn giản, mộc mạc. Đem đến khách hàng trải nghiệm ấm cúng, nhẹ nhàng. Các quán cà phê theo phong cách này vừa là nơi thích hợp để tụ họp, tâm sự. Vừa là nơi có thể làm việc, học tập, tận hưởng không gian riêng tư yên tĩnh.

Quán coffee đẹp

Với phong cách mộc, đặc trưng được thể hiện ở thiết kế từ mặt tiền, nội thất bên trong, đến chất liệu, ánh sáng và sự phối hợp các mảng màu sắc.

thiết kế quán coffee

Đối với mặt tiền, quán coffee đẹp phong cách mộc chú trọng vào gọn gàng, thay vì thiết kế rườm rà. Thường bố trí cây các mảng xanh để tôn lên vẻ đẹp mộc mạc.

Quán coffee đẹp

Bên cạnh ấn tượng bên ngoài, cũng cần tạo cho thực khách cảm giác “mộc” từ nội thất bên trong.

Quán coffee đẹp

Một lưu ý là nên sử dụng đồng điệu chất liệu cho bàn, ghế, quầy order,… tăng độ nhận diện thương hiệu tạo ấn tương sâu sắc cho khách hàng.

Quán coffee đẹp

Nội thất tự nhiên được sự dụng với không gian ấm cúng gần gũi.

Tất cả chất liệu sử dụng hướng đến sự mộc mạc, giản dị như đúng tên gọi của nó. Chất liệu thường thấy và được ưa chuộng nhất là gỗ, tre,… Tùy vào thiết kế tổng thể và điều kiện kinh tế, chủ kinh doanh có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp. Gỗ tự nhiên ít qua chế biến (gỗ tự nhiên) là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, mức giá khá cao nên cần cân nhắc.

Mẫu quán trà sữa coffee đơn giản

Mẫu quán trà sữa coffee đơn giản

Với đặc trưng ưu tiên sự đơn giản, không gian thoáng đãng thì những thiết kế quán coffee phong cách này sẽ vô cùng phù hợp với những mặt bằng có diện tích không quá lớn.

Mẫu quán trà sữa coffee đơn giản

Mẫu quán trà sữa coffee đơn giản

  • Những mẫu bàn mặt tole màu đen kiểu dáng đơn giản hiện đại được sử dụng phổ biến bởi tính thẩm mỹ cao, tối ưu không gian và phù hợp với sở thích giới trẻ.

Mẫu quán trà sữa coffee đơn giản

Mẫu quán trà sữa coffee đơn giản

Mẫu quán trà sữa coffee đơn giản

Mẫu quán trà sữa coffee đơn giản

Cụ thể, cần đơn giản trong cách phối màu, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tối giản việc lựa chọn chất liệu, kiểu dáng cho bàn ghế, cũng như cách sắp xếp không gian khoa học nhất có thể,… sẽ giúp những quán cafe trở nên rộng rãi, sáng sủa hơn.

Ánh sáng là  yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm khách trong mẫu thiết kế quán cà phê sân vườn đơn giản đẹp bình dân. Đồ uống ngon, nội thất đẹp, nhạc hay, tất cả đều không bù đắp được cảm giác khó chịu do ánh sáng không hợp lý. Sẽ thật tốt nếu có thể tận dụng cả ánh sáng tự nhiên (vào ban ngày) sử dụng hệ thống đèn phù hợp với không gian.

Mẫu quán cafe kết hợp trà sữa 

Mẫu quán cafe kết hợp trà sữa 

Mặt tiền thoáng đãng của mô hình quán cafe kết hợp trà sữa Nguyên Tây.

Mẫu quán cafe kết hợp trà sữa 

Mặt tiền thoáng đãng của mô hình quán cafe kết hợp trà sữa Nguyên Tây.

Mẫu quán cafe kết hợp trà sữa 

Thiết kế nội thất quán thường sẽ hướng đến vẻ đẹp trẻ trung, hiện đại với cách bố trí nội thất chuyên nghiệp cùng không gian tự do, thoải mái.

Nội thất mẫu quán trà sữa kết hợp quán cafe

Nội thất mẫu quán trà sữa kết hợp quán cafe

Nội thất mẫu quán trà sữa kết hợp quán cafe

Nội thất mẫu quán trà sữa kết hợp quán cafe

Nội thất mẫu quán trà sữa kết hợp quán cafe

Nội thất mẫu quán trà sữa kết hợp quán cafe

quán cafe sân thượng

Đây là mẫu thiết kế quán trà sữa kết hợp cafe chi phí thấp, khá đơn giản khi lựa chọn nội thất phù không gian và kinh tế, tận dụng tối đa những ưu thế gia đình sẵn có. Sử dụng chủ yếu những bức tranh lớn trang trí tường. Bàn ghế gỗ đơn giản nhằm tiết kiệm chi phí. Ở những mẫu thiết kế quán cafe này, chủ đầu tư thường đánh vào mục chi phí đầu tư là chủ yếu. Với số vốn nhất định nhưng cũng muốn kinh doanh đạt hiệu quả. Để mở rộng kinh doanh và khai thác triệt để đối tượng khách hàng, mô hình quán cafe kết hợp trà sữa phù hợp với cả đối tượng nam và nữ, tạo ra thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng. 

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Những quán trà chanh sân vườn có ưu điểm là hưởng trọn vẹn ánh sáng tự nhiên, không phải sử dụng quá nhiều đèn chiếu sáng, tiết kiệm chi phí hiệu quả. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trang bị thêm hệ thống đèn led để không gian quán thêm phần lung linh vào buổi tối.

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Bố trí mảng xanh xuyên suốt không gian quán tạo hiệu ứng xanh cực bắt mắt, cũng là địa điểm check in lý tưởng cho các nàng.

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Bên cạnh yếu tố nội thất, thì mặt tiền của quán cũng đóng vai trò quan trọng để ghi dấu ấn với khách. Khiến khách hàng “yêu quán từ cái nhìn đầu tiên” khi vừa bước chân đến và mong muốn quay lại cùng với những người bạn của mình.

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Chú trọng thiết kế khu vực vệ sinh phong cách xưa cũ, cổ điển đầy ấn tượng. Biến góc nhỏ này thành địa điểm check-in đầy nghệ thuật.

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Thiết kế quán trà chanh cafe sân vườn

Thiết kế quán trà chanh sân vườn đã và đang là mô hình được ưa chuộng vì tại đây, khách hàng có thể vừa thưởng thức những ly cafe thơm ngon, vừa có thể hòa mình với thiên nhiên xanh mát, trong lành. 

Thiết kế quán cafe sân vườn thường đòi hỏi nhiều về cách bài trí, sắp xếp sao cho không gian quán vừa hài hòa với thiên nhiên, vừa tiết kiệm được không gian, vừa tối ưu để khai thác toàn bộ những nét đẹp của cây xanh và đồ nội thất trang trí. Mang đến hiệu quả kinh doanh tốt, giúp gia tăng doanh thu cho quán.

Quán cafe diện tích nhỏ ở trung tâm thương mại

Vì không hoành tráng và quy mô như các quán cafe diện tích lớn, nên các quán cafe nhỏ thường chú trọng vào yếu tố trang trí. Thiết kế quán cafe nhỏ đẹp và độc đáo sẽ luôn thu hút được lượng khách hàng nhất định đến quán. Để làm được điều đó, bắt buộc quán của bạn phải tạo được điểm nhấn khác biệt. Tham khảo thử mô hình quán cafe nhỏ, đơn giản với chi phí đầu tư vừa phải dưới đây.

Quán cafe diện tích nhỏ ở trung tâm thương mại

Mặt tiền quán nhỏ thường sử dụng cửa kính cường lực để hứng lấy thật nhiều ánh sáng tự nhiên vào quán.

Quán cafe diện tích nhỏ ở trung tâm thương mại

Thiết kế đơn giản hướng tới sự tiện lợi.

Quán cafe diện tích nhỏ ở trung tâm thương mại

Do hạn chế về diện tích nên việc chọn lựa nội thất cho quán cafe cần được chú trọng hơn. Nếu bạn sử dụng nội thất có nhiều chi tiết rườm rà, không cần thiết thì không gian sẽ trở nên rối và không đẹp mắt. Tốt nhất vẫn là những món nội thất đơn giản, màu sắc trang nhã như trắng, vàng nhạt, xám, nâu… Tạo nên sự gần gũi và lịch sự trong mắt khách hàng.

Tận dụng không gian phía trước bố trí thêm bàn ghế. Đây sẽ là vị trí lý tưởng cho những khách hàng thích không khí ngoài trời và ngắm nhìn đường phố. Vào ban ngày, có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên còn ban đêm sẽ là ánh sáng nhân tạo và đèn đường.

Mẫu quán cafe sân thượng

Mẫu quán café bố trí trên sân thượng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ, tận hưởng làn gió và thư giãn trong không gian thoáng đãng, yên bình. Đây là khu vực có nhiều ánh sáng, cho khách hàng tầm nhìn bao quát xuống đường phố và có thể quan sát chuyển động của mọi thứ từ trên cao.

Mẫu quán cafe sân thượng

Mẫu quán cafe sân thượng

Mẫu quán cafe sân thượng

Mẫu quán cafe sân thượng

Mẫu quán cafe sân thượng

Mẫu thiết kế cafe sân thượng này lấy màu nâu gỗ làm chủ đạo. Không gian được decor theo concept ấm cúng, mộc mạc tạo cảm giác dễ chịu cho người thưởng thức cafe tại đây. Hệ thống ánh sáng được bố trí cao, ánh sáng vàng ấm đúng concept.

Thiết kế quán coffee sữa cafe mini

Không phải ai cũng có đủ năng lực tài chính để thuê được một địa điểm kinh doanh diện tích rộng rãi. Vì thế, cần phải khéo léo trong việc lựa chọn màu sắc, bố trí ánh sáng và sắp xếp nội thất sao cho quán cafe mini của bạn trở nên rộng rãi và bắt mắt hơn.

 

Thiết kế quán coffee sữa cafe mini

Với những quán trà sữa coffee mini, khi thiết kế, các kiến trúc sư thường ưu tiên chọn phong cách hiện đại. Tùy vào style để lựa chọn màu sắc và đồ dụng nội thất phù hợp.

Thiết kế quán coffee sữa cafe mini

Thiết kế quầy bán hàng bắt mắt, khoa học để khách hàng dễ dàng tìm thấy và lựa chọn được đồ ăn, loại đồ uống phù hợp.

Thiết kế quán trà sữa cafe mini

Thiết kế quán trà sữa cafe mini

Thiết kế quán trà sữa cafe mini

Quầy order và góc pha chế thiết kế gọn gàng, bắt mắt. Mọi vật dụng được sắp xếp khéo léo trong một khu vực.

Phần còn lại sẽ bố trí chỗ ngồi. Vì diện tích có hạn nên sẽ không phân được nhiều khu vực với nhiều góc view khác nhau. Nhưng chúng ta có thể trang trí thêm với cây xanh, gạch ốp tường và những chậu hoa tươi tắn. Bên cạnh đó, những câu slogan, hình vẽ trên tường cũng là lựa chọn sáng tạo cho thiết kế quán cafe mini bớt đơn điệu.

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu quán ăn nhanh kết hợp coffee cao tầng thường là mô hình quán cafe diện tích nhỏ vì thế cần phải sắp xếp nội thất khoa học. Thiết kế quán cao tầng dưới đây sẽ là minh chứng điển hình.

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu quán ăn nhanh kết hợp coffee cao tầng thường là mô hình quán cafe diện tích nhỏ vì thế cần phải sắp xếp nội thất khoa học. Thiết kế quán cao tầng dưới đây sẽ là minh chứng điển hình.

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Tranh treo tường nghệ thuật luôn là ý tưởng trang trí quán cafe không bao giờ lỗi mốt.

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Với mẫu quán cafe cao tầng thường là mô hình quán cafe nhỏ đẹp. Vì thế cảm hứng nghệ thuật trà đạo Nhật Bản theo phong cách bệt luôn là xu hướng được nhiều chủ quán quan tâm và được giới trẻ hiện nay yêu thích. Thiết kế nội thất mộc mạc, giản dị sẽ tạo nên không gian ấm áp, gần gũi.

Mẫu thiết kế quán ăn nhanh kết hợp coffee

Đối với mẫu quán cafe cao tầng như trên, thì thiết kế kết hợp với ban công hay sân thượng thưởng thức cafe là ý tưởng không thể bỏ qua. Nó vừa tạo được không gian riêng tư, vừa mang đến tầm nhìn đẹp cho thực khách.

Thiết kế quán cafe mộc mạc không gian mở

Thiết kế quán cafe không gian mở với sự có mặt của cây xanh, sách và tiếng nhạc du dương sẽ giúp các vị khách thấy thư thái hơn mỗi lần ghé quán. Mười bạn chiêm ngưỡng mẫu thiết kế quán cafe không gian mở tại Đà Lạt, mang hơi thở tự nhiên, có sự kết nối chặt chẽ với con người. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm một góc nhìn mới về phong cách này.

Thiết kế quán cafe mộc mạc không gian mở

Diện tích quán không quá rộng, hình chữ nhật chạy dài dọc, phân chia thành hai khu vực với kết cấu không gian có sự khác biệt nhỏ.

Thiết kế quán cafe mộc mạc không gian mở

Khu vực quầy được trang trí khá độc đáo. Là kiểu dáng chữ L bắt mắt, toàn bộ thân quầy bar ốp đá màu xám sáng, đường vân rõ nét. Kết hợp với mặt bàn gỗ màu nâu vàng. Đây một sự kết hợp có tính cân đối cao khi khai triển mô hình thiết kế quán cafe không gian mở.

Thiết kế quán cafe mộc mạc không gian mở

Thiết kế quán cafe mộc mạc không gian mở

  • Báo giá mẫu ghế cafe Eames với 5 màu thiết kế trẻ trung hiện đại ship toàn quốc.

Thiết kế quán cafe mộc mạc không gian mở

Thiết kế quán cafe mộc mạc không gian mở

Thiết kế quán cafe mộc mạc không gian mở

Khu vực quầy được trang trí khá độc đáo. Là kiểu dáng chữ L bắt mắt, toàn bộ thân quầy bar ốp đá màu xám sáng, đường vân rõ nét. Kết hợp với mặt bàn gỗ màu nâu vàng. Đây một sự kết hợp có tính cân đối cao khi khai triển mô hình thiết kế quán cafe không gian mở.

Khu vực quầy được trang trí khá độc đáo. Là kiểu dáng chữ L bắt mắt, toàn bộ thân quầy bar ốp đá màu xám sáng, đường vân rõ nét. Kết hợp với mặt bàn gỗ màu nâu vàng. Đây một sự kết hợp có tính cân đối cao khi khai triển mô hình thiết kế quán cafe không gian mở.

Nội thất cũng được xử lý khéo léo với các mẫu bàn cà phê tròn mặt gỗ, ghế có nệm bọc nỉ êm ái, mang lại kiểu dáng tinh tế và sang trọng. Ở tầng 2 là khu vực cafe sách. Cách thiết kế giống như một tầng áp mái, khai thác và tận dụng triệt để không gian, tạo nên sự khác biệt mới lạ cho quán.

Phối cảnh nhà ở kết kinh doanh quán cafe

Tham khảo thêm một số mẫu thiết kế quán cafe đẹp dưới đây:

Phối cảnh nhà ở kết kinh doanh quán cafe

Quán quy mô lớn với 4 tầng mang phong cách hiện đại. Sử dụng kính làm vật liệu chủ đạo, tạo cảnh quan thông thoáng, sáng sủa.

Phối cảnh nhà ở kết kinh doanh quán cafe

thiết kế quán cafe

thiết kế quán cafe

thiết kế quán cafe

thiết kế quán cafe

thiết kế quán cafe

thiết kế quán cafe

thiết kế quán cafe

Hình ảnh thực tế quán được thiết kế theo phong cách Địa Trung Hải luôn có sức hút khó tả đối với khách hàng.

Thiết kế ban công rộng thoáng cho tầm view thoáng đãng nhìn xuống đường chính là điểm nhấn của mô hình này. Mô hình quán cafe đẹp kết hợp nhà ở là ý tưởng hay với những chủ đầu tư muốn kinh doanh quán cafe ngay tại nhà.

Quy trình thiết kế quán cafe

Quy trình thiết kế quán cafe chi tiết gồm các bước sau:

Giai đoạn 1: Khảo sát hiện trạng

  • Khảo sát, thu thập các dữ liệu cần thiết (như khí hậu, địa hình,…)
  • Tiến hành đo đạc hiện trạng.
  • Chụp ảnh, quay phim hiện trạng cũng như cảnh quan xung quanh khu vực thiết kế.
  • Trao đổi với khách hàng về cảnh quan thiết kế.
  • Phác thảo tay ý tưởng sơ bộ (nếu có yêu cầu).

Giai đoạn 2: Lên bản vẽ thiết kế quán cafe đẹp 2D và 3D

Bước 1: Vẽ phác thảo trên mô hình không gian 3D

Vẽ mặt bằng bố trí không gian. Thuyết trình ý tưởng thiết kế với khách hàng. Khi khách hàng đồng ý chuyển sang bước 2.

Bước 2: Chỉnh sửa và hoàn thiện không gian 3D

Áp dụng công nghệ đồ họa 3D để thiết kế không gian cảnh quan mà bạn đã yêu cầu một cách chi tiết (Công nghệ này giúp khách hàng hình dung được trước cảnh quan của quán trước khi thi công).

Ở  giai đoạn này, nếu có nhu cầu thay đổi hoặc bổ sung ý tưởng thêm vào thiết kế, bên thiết kế sẽ tiến hành chỉnh sửa theo yêu cầu khách hàng. Khi khách hàng hoàn toàn đồng ý, sẽ chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Triển khai chi tiết hồ sơ thi công

Hồ sơ thi công sẽ bao gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng bố trí 2D.
  • Bản vẽ mặt cắt mặt đứng 2D (dành cho những hạng mục xây dựng )
  • Bản vẽ bố trí điện nước 2D.

Giai đoạn 3: Bàn giao toàn bộ hồ sơ thiết kế cho khách hàng

Sau khi hoàn thành thiết kế và nhận được sự thống nhất ở hai giai đoạn trên. Bên thiết kế sẽ bàn giao toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công cho khách hàng theo đúng tiến độ đã cam kết.

Bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí cảnh quan sân vườn.
  • Tất cả bản vẽ phối cảnh 3D, bao gồm bản vẽ 3D tổng thể, bản vẽ 3D từng góc nhìn và bản vẽ 3D chi tiết vật dụng (nếu có).
  • Bản vẽ kỹ thuật (bản vẽ thi công) bao gồm mặt bằng mặt cắt mặt đứng cảnh quan và bản vẽ bố trí điện nước.

Sau khi xong giai đoạn này, bạn có thể mang bản thiết kế đến một đơn vị khác để thuê thi công. Trong trường hợp này, mình sẽ coi như đơn vị thiết kế này sẽ nhận thi công luôn nhé.

Giai đoạn 4: Báo giá thi công

Sau khi hoàn tất hồ sơ và bàn giao cho khách hàng, phía thiết kế sẽ tiến hành báo giá thi công. 

Hồ sơ báo giá thi công sẽ bao gồm:

  • Danh sách các loại hoa, cây được sử dụng trong việc thi công. Thông tin từng loại cây như kích thước, thời gian ra hoa, điều kiện sống,…
  • Lập bảng khối lượng tạm tính cùng bảng dự toán đính kèm.
  • Khi khách hàng đồng ý thì bên thiết kế (bây giờ là bên thi công) sẽ tiến hành thi công công trình.

Giai đoạn 5: Thi công và giám sát 

Sau khi ký hợp đồng thi công, bên thi công sẽ đưa ra phương án triển khai thi công nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Khi ý tưởng kinh doanh quán cafe đã trở nên quá phổ biến, thì việc tìm ra hướng đi mới trong thiết kế được xem là mấu chốt rất quan trọng đến sự thành công. Nếu bạn có đam mê thật sự và muốn khởi đầu con đường kinh doanh với quán cafe, hãy liên hệ ngay các kiến trúc sư giỏi, sáng tạo, có kinh nghiệm để được tư vấn chi tiết với mặt bằng và khả năng đầu tư thực tế của mình.

thiết kế ban công đẹp

50+ Mẫu trang trí ban công chung cư, nhà phố, biệt thự đẹp

Dù chỉ chiếm diện tích nhỏ nhưng ban công lại là không gian làm duyên cho cả ngôi nhà. Nếu được trang trí chu đáo, đây sẽ trở thành không gian thư giãn tuyệt vời cho bạn và gia đình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ bạn kinh nghiệm trang trí ban công đơn giản đẹp cùng bộ sưu tập những dự án đã được Nội Thất Alpha triển khai với mong muốn đem tới ý tưởng, thông tin hữu ích để các chủ đầu tư tham khảo!

Ban công là gì?

Trước hết, phải hiểu ban công là gì? Ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có kết cấu thường kiểu console, có thể có hoặc không có mái che. Thường được dùng cho những công trình nhà phố thấp tầng, nhà vườn, biệt thự, chung cư…

trang trí ban công

Trang trí vườn tường với những chậu hoa mini đẹp nở 4 mùa hợp mệnh gia chủ.

Cách trang trí ban công thường thoáng đãng, có 2 – 3 hướng nhìn. Cụ thể, phía trước và hai bên cạnh của ban công không được xây tường chắn. Còn với ban công góc thì có một bên tường được xây kín do tựa vào tường cạnh.

Cần phân biệt ban công với Logia, logia là phần ăn sâu vào mặt bằng nhà, chỉ có một hướng tiếp xúc với thiên nhiên và được che chắn cẩn thận, hai hướng còn lại xây tường cao đến đáy sàn.

Nguyên tắc trang trí ban công

Để thiết kế được ban công đẹp, đạt chuẩn cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây

Đảm bảo kích thước ban công tiêu chuẩn

Trang trí ban công đẹp có chiều rộng bao nhiêu  là yếu tố rất được quan tâm khi lên bản vẽ thiết. Diện tích ban công có thể là 1m2, 2m2, 3m2, 4m2,… hoặc hơn, phụ thuộc vào diện tích ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên không phải thích xây dựng rộng bao nhiêu cũng được. Để thiết kế được ban công nhà đẹp đạt chuẩn thẩm mỹ và đảm bảo an toàn, cần phải tính toán kỹ càng và dựa vào thiết kế mặt bằng nhà để xây dựng. 

Cụ thể, tham khảo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tại mục 2.8.10 để biết rõ về kích thước ban công tiêu chuẩn.

Thiết kế hài hòa tổng thể kiến trúc nhà

Trong nguyên tắc thiết kế ban công đẹp, việc xác định phong cách thiết kế rất quan trọng. Không chỉ giúp bạn khai thác hợp lý diện tích không gian mà còn làm tăng tính thẩm cho mặt tiền

Chẳng hạn, nếu chọn thiết kế ban công kiểu Á Đông, cách thiết kế sẽ theo xu hướng mềm mại, nhẹ nhàng kết hợp với cây xanh tự nhiên. Hoặc nếu  chọn phong cách thiết kế ban công châu Âu, ta sẽ hướng đến những đường nét thẳng, gọn gàng và nội thất, vật liệu trang trí hiện đại.

Lựa chọn cây trang trí hợp phong thủy

Phong thủy là yếu tố quan trọng khi thiết kế ban công đẹp. Hướng đẹp nhất thường được gia chủ lựa chọn là hướng Đông với ý nghĩa thu hút sinh khí của đất trời. Còn hướng Nam là hướng tốt, mang lại nhiều may mắn tài lộc cho gia chủ. Đồng thời, tránh thiết kế ban công nhà đối diện với cửa ra vào và cửa bếp.

Nếu trang trí ban công, nên chọn những loại cây có sức sống cao, ít tốn công chăm sóc vì ban công là nơi đón nhận nhiều ánh nắng, cây mát sẽ đem lại cảm giác tươi mới, tràn đầy sức sống, vượng khí về khía cạnh phong thủy. Cũng nên tránh một số cây mọc quá rậm rạp che khuất cả ban công.

Ưu tiên tính ứng dụng vào cuộc sống

Thiết kế ban công phải cho tầm nhìn rộng thoáng, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Hơn nữa về mặt phong thủy, một tầm nhìn rộng mở, thoáng đãng sẽ thu hút tài lộc, mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình. Việc đón nhận ánh sáng và không khí tự nhiên sẽ giúp không gian sống của bạn luôn thông thoáng, tránh ẩm thấp, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho các thành viên.

Ngoài ra, nên đảm bảo tính tiện dụng cho ban công. Chẳng hạn như, nếu bạn thích ngắm thiên nhiên, có thể thiết kế ban công với các loại cây cảnh kèm bộ bàn trà nhỏ xinh. Nếu bạn thích có nguồn rau sạch, đừng ngại ngần thiết kế ban công thành nơi trồng rau cho gia đình mình. 

Thiết kế an toàn với trẻ nhỏ

Đối với các tòa chung cư hay nhà cao tầng, việc đảm bảo an toàn cho các thành viên là vô cùng quan trọng, nhất là những gia đình có người già và trẻ em. Vì thế, ta cần quan tâm đến chiều cao ban công và khoảng cách giữa các lan can sao cho hợp lý nhất. Thông thường chiều cao của lan can ban công phải trên 1,1m (tính từ sàn đến tay vịn) và khoảng cách giữa các lan can không được quá 10cm và tuyệt đối không dùng các thanh nhỏ làm xà ngang vì chúng dễ bị tác động lực mạnh khi trẻ leo, trèo sẽ vô cùng nguy hiểm. Độ vươn của ban công cũng phải tuân thủ theo đúng quy định.

Đối với các tòa nhà cao tầng, sẽ luôn có những tiêu chuẩn an toàn về kích thước ban công. Vì vậy khi thiết kế bạn cần tham khảo những quy định cũng như chất liệu làm lan can ban công sao cho hợp lý nhất.

Review những mẫu ban công đẹp

Một sân vườn mini, kết hợp bàn trà, một vài cuốn sách hay để đón bình minh lên, ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống và hít thở khí trời trong lành sau một ngày làm việc mệt mỏi… là những điều chúng ta thường mong muốn khi thiết kế ban công. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta còn có rất nhiều cách để “biến hóa” chiếc ban công nhà mình thành một góc nhỏ xinh đẹp, độc đáo và sáng tạo theo sở thích của riêng mình.

Cùng theo dõi bộ sưu tập dưới đây để có thêm ý tưởng thiết kế ban công hay ho cho ngôi nhà của mình nhé!

trang trí ban công

Không gian sân vườn mini đẹp lót gạch thẻ sang trọng.

trang trí ngoại thất nhà đẹp

Ý tưởng thiết kế đơn giản, tận dụng khoảng không gian nhỏ để trang trí chậu hoa cây cảnh cho ngôi nhà thêm màu xanh thân thiện.

không gian nhà đẹp

Không gian sân vườn mini đẹp lót gạch thẻ sang trọng.

Ý tưởng trang trí nhà đẹp

Những chậu hoa đủ màu sắc lựa chọn làm nổi bật mặt tiền ngôi nhà.

trang trí ban công chung cư

Chiếc ghế mây được đặt ở ban công căn hộ chung cư cho những phút giây chill.

khu vườn nhỏ căn hộ chung cư

Xu hướng trang trí đơn giản thêm màu sắc cho ngôi nhà.

trang tri ban cong chung cu

Thiết kế ban công chung cư đẹp phong cách Bohemian.

khu vườn mini

Khu vườn nhỏ thỏa đam mê và không gian nghỉ ngơi thư giãn lý tưởng với ánh sáng sớm mai nhẹ nhàng, không khí mát mẻ trong lành.

trang trí căn hộ chung cư

Tiểu cảnh nhỏ khu ban công căn hộ chung cư.

không gian nhà đẹp

Trang trí đẹp như vườn hoa trong các câu truyện cổ tích.

trang trí ban công

Những chậu cây được treo ở lan can và tưởng tạo điểm nhấn cho mặt tiền căn hộ.

khu vườn nhỏ ở ban công

Nơi đọc sách lý tưởng.

không gian sống lý tưởng

khu vườn nhỏ sân thượng

Loại hoa cây cảnh trang trang trí mặt tiền nhà đẹp

Tô điểm ban công với những loài hoa đẹp là ý tưởng tuyệt vời giúp không gian nhà bạn thêm sức sống, tràn ngập hơi thở thiên nhiên với những làn không khí trong lành giúp bạn và gia đình thư giãn hơn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Tùy với đặc điểm của mỗi loại ban công như độ rộng, hẹp, số giờ có nắng, hình dáng ban công mà ta có thể lựa chọn được nhiều mẫu hoa đẹp. Cùng tham khảo top 10 hoa cây cảnh trang trí dưới đây nhé!

Hoa dạ yến thảo

Hoa dạ yến thảo

Nằm đầu danh sách là Dạ yến thảo – nữ hoàng hoa ban công bởi màu sắc đa dạng, rực rỡ, hoa nở xum xuê thu hút mọi ánh nhìn. Nếu bạn muốn trồng hoa này cho ban công thì nên lựa chọn loại Dạ yến thảo đơn nhé, vì hoa Dạ yến thảo kép chịu mưa kém hơn nhiều.

Hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn

Dừa cạn là loại hoa có cánh đơn và rất mỏng. Hoa có nhiều màu sắc cho bạn chọn như trắng, hồng nhạt, tím, đỏ theo sở thích. Dừa cạn thích hợp để trồng thảm, trồng chậu và cả giỏ treo. Loài cây này có sức sống ấn tượng, có thể sống quanh năm. Theo phong thủy, dừa cạn trừ sát khí tốt.

Phong lữ thảo rủ

Phong lữ thảo rủ

Màu hoa đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm thắm thiết, sâu đậm, ấm áp giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Đây cũng là loài hoa đại diện cho tình thân, sự gắn bó giữa người với người. Loài hoa này có 2 màu phổ biến màu trắng và màu đỏ trang trí mặt tiền nổi bật.

Hoa bông tuyết

Hoa bông tuyết

Hoa bông tuyết có hai màu chính là màu tím và màu trắng, dáng hoa nhỏ li ti trên nền lá xanh nên trông rất đáng yêu, nhẹ nhàng. Hoa bông tuyết ngoài ưu điểm dễ trồng và ít công chăm sóc, thì còn mọc hoa xum xuê, trồng trong chậu treo nên rất dễ trang trí cho ban công.

Hoa lồng đèn

Hoa lồng đèn

Hoa lồng đèn là loại cây cảnh có tiếng, sở hữu hình dáng tuyệt đẹp như nàng tiên mặc bộ váy xếp ly đang say sưa nhảy múa. Dưới ánh nắng, hoa lồng đèn toát lên vẻ đẹp dịu dàng nhưng vô cùng rực rỡ với đủ màu sắc tím, đỏ, trắng, hồng đầy sức hút. 

Hoa sử quân tử

Hoa sử quân tử

Nếu muốn ban công ngập tràn hương thơm quyến rũ, bạn có thể sử dụng Hoa sử quân tử để trang trí. Cây này có cách trồng và chăm sóc đơn giản, sẽ là lựa chọn phù hợp với nhiều gia đình.

Hoa thu hải đường

Hoa thu hải đường

Những chậu hoa thu hải đường đa màu sắc duyên dáng, đầy lãng mạn luôn là một điểm nhấn đáng yêu trên ban công. Thu hải đường ưa ánh sáng nhẹ, phù hợp râm mát, nếu ánh sáng quá mạnh cây dễ bị cằn lá ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Vì vậy nên đặt nơi thoáng gió và phải che chắn mưa.

Hoa giấy

Hoa giấy

Hoa giấy chính là loài hoa ban công quen thuộc nhất được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam. Lý do bởi loài này dễ trồng, không cầu kỳ đất đai, không cần chăm sóc nhiều, thích hợp với những gia chủ bận rộn. 

Hoa mai địa thảo

Hoa mai địa thảo

Mai địa thảo trang trí ban công cũng là ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, mai địa thảo thuộc loài cây mọng nước nên dễ bị thối thân, rễ khi tiếp xúc nước qua nhiều. Nếu chăm sóc cây mai địa thảo, cần lưu ý tránh làm rễ tổn thương cũng như không tưới nước quá nhiều và tránh để cây dầm mưa dài ngày.

Hoa hồng leo

Hoa hồng leo

Hoa hồng có hương sắc, là loài cây tuyệt vời để trang trí cho ban công thêm dịu dàng, lãng mạn. Khi trồng ở ban công nên chọn loại hoa hồng thân gai vì theo phong thủy, chúng có tác dụng hóa giải điều xấu, thích hợp với những nhà có nhiều phụ nữ.

Ngoài ra, để trang trí ban công đẹp bằng hoa hồng leo phải chọn những loại thân mềm, ra hoa thường xuyên, tốt hơn là có mùi thơm nhẹ và chậm phát triển để không biến ngôi nhà của bạn thành khu rừng hoang.

Trang trí ban công căn hộ chung cư

Ở các căn hộ chung cư, kiến trúc sư, ban quản lý, nhà thầu,… sẽ quyết định các yếu tố như kích thước, hình dáng, chiều cao của ban công. Và người mua nhà sẽ tự mình trang trí và sử dụng ban công theo sở thích và nhu cầu của mình. 

Bạn có thể “hô biến” ban công thành khu vườn nhỏ xinh theo ý muốn hoặc làm góc thưởng trà, góc học tập, góc tắm nắng để thư giãn hàng ngày. Tham khảo một số ý tưởng sau:

trang trí ban công chung cư

Căn hộ ngập tràn sắc hoa.

trang trí ban công chung cư

Chất liệu gỗ chủ đạo làm tăng sự mộc mạc, ấm áp cho căn hộ.

trang trí ban công chung cư

Ý tưởng trang trí kiểu trẻ trung, đáng yêu.

trang trí ban công chung cư

Mẫu trang trí ban công đơn giản đẹp.

trang trí ban công chung cư

Trải nghiệm không gian sống hài hòa với thiên nhiên.

trang trí ban công chung cư

Không gian vui chơi cho trẻ nhỏ.

trang trí ban công chung cư

Giàn Pergola trang trí ban công có thể sử dụng kèm dây leo hoặc không kèm dây leo.

trang trí ban công chung cư

trang trí ban công chung cư

Sự kết hợp tinh tế giữa hoa giả và hoa tự nhiên trồng tạo điểm nhấn cho mặt tiền căn hộ chung cư.

trang trí ban công chung cư

Không gian nghỉ ngơi, thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè.

Trang trí ban công đẹp cho nhà phố

Đặc trưng của các công trình nhà ống, nhà phố là mặt tiền nhỏ hẹp và thiếu ánh sáng tự nhiên. Vì vậy, thiết kế ban công đẹp cho nhà phố thường được mặc định là hướng ra mặt tiền, đường chính. Hình dáng, kích thước và chất liệu ….  sẽ theo yêu cầu của chủ đầu tư và sự góp ý của kiến trúc sư. Mời bạn tham khảo một số mẫu ban công đẹp cho nhà ống, nhà phố:

trang trí ban công nhà phố

trang trí sân thượng

trang trí tiểu cảnh sân thượng

trang trí tiểu cảnh sân thượng

trang trí ban công nhà phố

trang trí ban công nhà phố

mẫu nhà đẹp

mẫu nhà đẹp

mẫu nhà đẹp

mẫu nhà đẹp

mẫu nhà đẹp

Trang trí cây xanh cho ngôi nhà kiến trúc hiện đại cho ngôi nhà gần gũi thân thiện giàu sức sống.

ban công nhà phố

Lan can ban công nhà phố tân cổ có thể làm bằng sắt, thép sơn tĩnh điện uốn lượn tỉ mỉ nhằm toát lên được vẻ sang trọng và lộng lẫy.

Qua bài chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ biết thêm cách trang trí ban công đẹp, tiện nghi, hợp phong thủy. Cũng như biết thêm những loài hoa đẹp để trang trí cho ban công nhà mình thêm xinh xắn, rực rỡ. 

các mẫu cửa cuốn đẹp an toàn

Báo giá cửa cuốn Austdoor chính hãng [1H Trước] lắp đặt toàn quốc

Ngày nay nhu cầu lắp đặt cửa cuốn không còn quá xa lạ, song không phải ai cũng biết rõ và hiểu hết về cấu tạo cửa cuốn cũng như các loại cửa cuốn có trên thị trường hiện nay. Mời bạn đọc theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về cửa cuốn kèm bảng báo giá chi tiết cửa cuốn hiệu Austdoor 2022.

Cửa cuốn là gì?

Cửa cuốn loại là cửa được cấu tạo từ một tấm hay nhiều thanh ngang riêng lẻ bằng thép hoặc nhôm. Chúng hoạt động bằng cách quay xung quanh trục cuốn thường chứa trong hộp, chuyển động lên hoặc xuống với sự hỗ trợ của lò xo hoặc động cơ điện (hoặc cả hai) với hai thanh dẫn hướng phía hai bên để giữ cửa đứng yên tại chỗ.

Việc sử dụng cửa cuốn sẽ mang đến cho người dùng rất nhiều tiện ích. Có thể kể đến như: 

  • Tiết kiệm diện tích so với khi lắp đặt các loại cửa thông thường.
  • Đóng/mở tự động, ít tốn thời gian và công sức
  • Đem đến không gian mặt tiền giá trị thẩm mỹ cao.
  • Mức độ an toàn cao, hạn chế tối đa trộm cắp.

Cấu tạo của cuốn Austdoor

Cấu tạo cửa cuốn nhìn chung có những bộ phận được biểu diễn trong hình ảnh sau:

Cấu tạo cửa phổ biến hiện nay được chia thành 3 loại cơ bản: cửa cuốn khe thoáng, cửa cuốn tấm liền và cửa cuốn xuyên sáng. Mỗi loại có những lợi ích hoàn toàn khác nhau, giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng.

Cửa cuốn khe thoáng

cua cuon tu dong

cua cuon khe thoang

cửa hiện đại

cửa tự động

cửa tự động

Cửa cuốn khe thoáng sản xuất theo đúng tiêu chuẩn từ hợp kim nhôm chắc chắn, có khe hở để lấy gió và ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Đem lại sự thoáng đãng và thoải mái cho không gian bên trong, điều mà các loại cửa cuốn truyền thống không đáp ứng được. Những khu vực chịu thời tiết nắng nóng thường xuyên, lựa chọn cửa cuốn khe thoáng là giải pháp hiệu quả để giảm nhiệt. Vận hành êm ái và mượt mà, không tạo ra tiếng động ồn ào. 

Cửa cuốn tấm liền

Bài viết liên quan hữu ích:

Cửa cuốn tấm liền, còn gọi là cửa cuốn Úc. Đây sự lựa chọn lý tưởng để thay thế các loại cửa truyền thống, giúp đảm bảo an ninh cho nhà ở, cửa hàng, siêu thị, các tòa nhà… Với chi phí không quá tốn kém, phù hợp tài chính nhiều gia đình hiện nay.

Cửa cuốn tấm liền

cửa tự động

mau cua cuon dep

lắp đặt cửa cuốn tự động

cửa tự động

Những tính năng tiện lợi của cửa cuốn tấm liền chính là tốc độ đóng/ mở nhanh gấp 2 so với các loại cửa thông dụng. Mô tơ đi kèm điều khiển từ xa, mang lại sự thuận tiện cho người dùng. Đặc biệt, bộ mô tơ được đặt trong trục cuốn, giúp không gian bên trong thông thoáng hơn và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Trong trường hợp mất hoặc để quên điều khiển, chủ nhà vẫn có thể đóng mở cửa bằng tay.

Cửa cuốn xuyên sáng

Loại cửa cuốn thiết kế các ô xuyên sáng trên bề mặt cửa làm từ chất liệu polycarbonate trong suốt, giúp ánh sáng tự nhiên được đưa vào bên trong nhưng không làm chói mắt. Không gian tối tăm và bí bách sẽ trở nên thoáng đãng hơn. Dĩ nhiên cửa vẫn đảm bảo ngăn bụi và tiếng ồn từ không gian bên ngoài sau khi đóng lại. 

Cửa cuốn xuyên sáng

Mẫu cửa Austdoor xuyên sáng đẹp

Mẫu cửa Austdoor xuyên sáng đẹp

Mẫu cửa Austdoor xuyên sáng đẹp

Mẫu cửa Austdoor xuyên sáng đẹp

Ngoài các mẫu cửa cuốn xuyên sáng tiêu chuẩn được thiết kế bởi phần mềm chuyên dụng, cửa còn có thể sắp xếp số lượng và vị trí các ô xuyên sáng theo ý muốn khách hàng. Cách tạo hình của các ô xuyên sáng mang đến nét thẩm mỹ trang nhã cho ngôi nhà, xóa đi vẻ thô cứng của tấm cửa bằng phẳng. 

Phân loại cửa cuốn theo công nghệ

Cửa cuốn hiện nay ở Việt Nam chủ yếu sử dụng công nghệ Úc, Đức và Đài Loan. Vậy ưu điểm mỗi công nghệ ra sao?

Cửa cuốn Austdoor Úc

Cửa cuốn Úc sử dụng vật liệu thép tấm liền nhập khẩu cao cấp và sản xuất theo công nghệ Úc. Cửa cuốn công nghệ úc đóng/mở siêu nhanh, siêu an toàn bằng công nghệ Austmatic. Bên cạnh đó là những ưu điểm như hoạt động êm, nhẹ, bền và các tính năng vượt trội khác của cửa cuốn tấm liền Úc như có thể đảo chướng ngại vật, thoát hiểm khi khẩn cấp. Bên cạnh đó còn có chức năng kết nối đèn báo sáng, còi báo động, cũng như một số thiết bị ngoại vi khác, đảm bảo an toàn cao nhất cho người dùng.

Cửa cuốn Đức

Giống như cửa cuốn Úc, cửa cuốn Đức được sản xuất trên công nghệ của Đức. Cửa có các lỗ thoáng hình oval và được thiết kế với kích thước phù hợp đảm bảo an toàn tối đa cho thân cửa. Cửa cuốn Đức du nhập vào Việt nam muộn hơn nhưng đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng nhờ kiểu dáng bắt mắt và tính năng tạo khe thoáng ở bất kỳ độ cao nào trên thân cửa

Cửa cuốn Đài Loan

Được sản xuất với vật liệu và công nghệ từ Đài Loan. Vận hành bằng cơ tay để đóng/mở cửa, phù hợp với nhiều công trình từ nhà ở, trường học, kho chứa, cửa hàng hay bến bãi trung chuyển. Dòng cửa cuốn lò xo này có mẫu mã, màu sắc đa dạng, giá thành phải chăng phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hoặc những khách hàng muốn sở hữu sản phẩm cửa cuốn đơn giản, rẻ tiền. 

Thương hiệu cửa cuốn đẹp chất lượng tại Việt Nam

Xin giới thiệu đến quý khách các thương hiệu hàng đầu về sản xuất sản phẩm cửa cuốn đẹp hiện nay.

Cửa cuốn Austdoor 

Chắc chắn bất kỳ ai tìm hiểu về sản phẩm cửa cuốn cũng sẽ biết tới hãng cửa cuốn Austdoor nổi tiếng này. Là hãng cửa cuốn xuất hiện từ khá lâu, chiếm trọn trái tim khách hàng bởi những sản phẩm chất lượng vượt trội, tiêu biểu như: 

  • Hệ thống khung đồng bộ, giúp khách hàng không mất thêm chi phí làm khung hộp kỹ thuật.
  • Lắp đặt chắc chắn và dễ dàng hơn những loại cửa cuốn thông thường.
  • Hệ thống bảo mật tay điều khiển.
  • Chính sách bán hàng tốt với chế độ bảo hành kép.

Đa dạng mẫu mã chủng loại, chất lượng hàng đầu, giá thành hợp lý

Cửa cuốn Mitadoor

Mitadoor là một trong những đơn vị tại Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực cửa cuốn với nhiều năm kinh nghiệm, đóng vai trò là nhà sản xuất, phân phối, cung cấp và lắp đặt.

Cửa cuốn Mitadoor vận hành êm ái, nhanh chóng, nan cửa khó bị cong vênh. Nan cửa có hai lớp và có hệ thống lỗ thoáng giúp cho cửa khi ở chế độ giãn thoáng như một tấm lưới, đảm bảo lưu thông không khí trong và ngoài, tạo sự thoáng mát cho ngôi nhà của bạn nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp hiện đại từ bên ngoài

Cửa Mitadoor

Công nghệ Đức thương hiệu Mitadoor đảm bảo về độ bền và an toàn

Cửa cuốn Doortech

Cửa cuốn Doortech là sản phẩm kinh tế của tập đoàn Austdoor. Cửa cuốn Doortech sở hữu thân cửa được ghép từ các nan nhôm hai lớp cao cấp, có thiết kế hệ gioăng lông giảm chấn bên trong lá cửa giúp cửa vận hành êm ái. Bên cạnh đó có các lỗ thoáng mang tới cho ngôi nhà sự thoáng đãng và vẻ đẹp hiện đại.

Cửa Doortech kinh tế, chất lượng cao

Cửa cuốn Bossdoor

Cửa cuốn Bossdoor là sản phẩm cửa cuốn được lắp ráp tại Việt Nam. Tuy nhiên toàn bộ nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất đều nhập khẩu và học hỏi từ nước ngoài. Điều này giúp cho sản phẩm có được chất lượng vượt trội cũng như sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Hiện tại cửa cuốn Bossdoor có hai loại chính là cửa cuốn khe thoáng và cửa cuốn tấm liền cho khách hàng lựa chọn.

Cửa Bossdoor giá rẻ phù hợp với mọi gia đình

Báo giá cửa cuốn Austdoor

Gửi đến bạn đọc bảng báo giá chi tiết cửa cuốn dân dụng Austdoor chính hãng tại Hà Nội

Sản phẩm MÔ TẢ SẢN PHẨM TÊN ĐVT ĐƠN GIÁ (VNĐ/M2)
CỬA CUỐN TẤM LIỀN & CỬA CUỐN KHE THOÁNG TRUYỀN THỐNG
Tấm liền + Thân cửa: nhôm hợp kim A16063

+ Độ dày Series 1 CB: 0.53mm

+ Độ dày Series 2 AP: 0.51mm

+ Độ dày Series 3 TM: 0.50mm

+ Dộ dày Series 4 ECO: 0.48mm

+ Bề mặt: sơn tĩnh điện Tiger Drylac

+ Màu: vàng trắng xanh, ghi, vân gỗ

+ Trục: mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện

+ Kích thước cửa tối đa: 42m2

CB

AP

TM

ECO

M2 950.000

850.000

750.000

650.000

Khe thoáng + Thân cửa: nhôm hợp kim A16063

+ Độ dày nan A49i: 0.9 – 1.1mm

+ Độ dày nan A48i: 1.1mm

+ Độ dày nan A50i: 1.3mm

+ Bề mặt: sơn tĩnh điện Tiger Drylac

+ Màu: ghi sẫm, ghi sáng, cafe

+ Trục: mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện

+ Kích thước cửa tối đa: 36m2

A49i

A48i

A50i

M2 1.350.000

1.650.000

1.850.000

Khe thoáng truyền thống xuyên sáng + Thân cửa: nhôm hợp kim A16063

+ Độ dày nan A48iPC: 1.1mm

+ Độ dày nam A50iPC: 1.3mm

+ Bề mặt: sơn tĩnh điện Tiger Drylac

+ Màu: ghi sáng #5, café #7

+ Trục: mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện

+ Kích thước cửa tối đa: 36m2

A48iPC

A50iPC

M2 1.650.000

1.850.000

CỬA CUỐN THẾ HỆ MỚI SIÊU THOÁNG – SIÊU ÊM – XUYÊN SÁNG
Siêu thoáng + Thân cửa: nhôm hợp kim A16063

+ Độ dày: 1.1 – 2.3mm

+ Bề mặt: sơn tĩnh điện Tiger Drylac

+ Màu sắc: (vàng kem + café)

+ Trục: mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện

+ Kích thước cửa tối đa: 49m2

+ Ưu điểm: siêu thoáng, siêu êm, siêu bền, siêu thẩm mỹ

C70 M2 2.350.000
Siêu êm & Siêu êm Xuyên sáng + Thân cửa: nhôm hợp kim A16063

+ Độ dày nan S52i: 0.9 – 1.1mm

+ Độ dày nan S52iPC: 0,9 – 1.1mm

+ Độ dày nan S51i: 1.0 – 1.1mm

+ Độ dày nan S51iPC: 1.0 – 1.1mm

+ Độ dày nan S50i: 1.2 – 1.3mm

+ Độ dày nan S50iPC: 1.2 – 1.3mm

+ Bề mặt: sơn tĩnh điện Tiger Drylac

+ Màu: ghi sẫm, ghi sáng, cafe

+ Trục: mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện

+ Kích thước cửa tối đa: 49m2

+ Ưu điểm: siêu thoáng, siêu êm, siêu bền, siêu thẩm mỹ

S52i

S52iPC

S51i

S51iPC

S50i

S50iPC

M2 1.450.000

1.450.000

1.750.000

1.750.000

2.050.000

2.050.000

Nan bản lớn + Thân cửa: nhôm hợp kim A16063

+ Độ dày nan M70: 1.2 – 1.5mm

+ Độ dày nan M71: 1.1 – 1.3mm

+ Độ dày nan B100S: 1.4 – 1.8mm

+ Độ dày nan L120: 1.2 – 1.5mm

+ Bề mặt: sơn tĩnh điện Tiger Drylac

+ Màu: ghi sẫm, ghi sáng, cafe

+ Trục: mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện

+ Kích thước cửa tối đa: 49m2

+ Ưu điểm: siêu thoáng, siêu êm, siêu bền, siêu thẩm mỹ

M70

M71

B100S

L120

M2 2.150.000

1.950.000

2.450.000

2.050.000

Động cơ Bộ tời AH300 sức nâng 300kg AH300 Bộ 7.100.000
Động cơ Bộ tời AH500 sức nâng 500kg AH500 Bộ 7.800.000
Động cơ Bộ tời AH800 sức nâng 800kg AH800 Bộ 15.800.000
Động cơ Bộ tời AH 1000 sức nâng 1000kg AH1000 Bộ 24.800.000
PHẦN LỰA CHỌN THÊM CHO CỬA CUỐN
Lưu điện Lưu điện thế hệ mới EMAX 750 EMAX Bộ 3.200.000
Lưu điện Lưu điện Austdoor P1000/P2000 P1000 Bộ 3.800.000/5.200.000
Còi Hệ thống còi báo động  C1 Bộ 450.000
Xích Xích chống nâng cửa CN Bộ 450.000
Điều khiển Tay điều khiển có nắp trượt DK1 Chiếc 490.000
Điều khiển Tay điều khiển không có nắp trượt DK2 Chiếc 390.000

Kinh nghiệm sử lý cửa cuốn Austdoor khi bị lỗi

5 sự cố thường gặp và cách xử lý dưới đây có thể cần thiết với quý khách trong tương lai

– Cửa cuốn bị kẹt nan, xô nan: kiểm tra và điều chỉnh các nan bị kẹt, nếu cần thiết thì thay nan cửa mới. Sau đó mở hộp kỹ thuật, chỉnh lại công tắc hành trình nếu cần.

– Cửa cuốn kêu tiếng rít: tra dầu vào điểm tiếp xúc giữa ray và lá cửa

– Cửa cuốn đóng không xuống hết: có thể do cam hành trình bị trượt hoặc hỏng, xử lý bằng cách chỉnh lại cho khớp, còn hỏng thì cần phải thay mới.

– Cửa cuốn không dừng khi gặp vật cản: khả năng cao là do cảm biến tự đảo chiều bị hư hoặc do u ray cửa bị bẩn. Để xử lý, cần thay bộ cảm biến đảo chiều hoặc vệ sinh u ray sạch sẽ.

– Khó điều khiển cửa cuốn lên xuống: nguyên nhân khá nhiều nhưng chủ yếu là do điều khiển bị hết PIN, bị bụi bẩn, ngấm nước, han gỉ… Cần thay pin và tiến hành vệ sinh sạch sẽ.

Hy vọng những thông tin trên về sản phẩm cửa cuốn sẽ giúp bạn nhanh chóng lựa chọn được mẫu cửa cuốn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Ý nghĩa bậc tam cấp

Ý nghĩa bậc tam cấp | Báo giá đá ốp bậc tam cấp 2022

Bậc tam cấp là thiết kế phổ biến trong xây dựng nhà ở và nhất là các công trình mang tính tâm linh như đình, chùa,… để kết nối giữa sân với sảnh chính cho việc đi vào không gian sử dụng tiện lợi và tạo tính thẩm mỹ, điểm nhấn cho ngôi nhà.  Nhiều người vẫn chưa rõ cách tính bậc tam cấp theo phong thủy là như thế nào? Hay chọn màu sắc bậc tam cấp theo mệnh là ra sao? Vậy thì cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật trong bài viết hôm nay.

Bậc tam cấp là gì?

Bậc tam cấp là bậc phân chia giữa 2 sân nhà và phần trong nhà được thiết kế với chiều cao phổ biến là 15cm-18cm 1 bậc. Sở dĩ gọi là bậc tam cấp bởi từ xưa nó mang hàm ý chỉ ba bậc Thiên – Địa – Nhân. Trong các công trình hiện nay rất dễ dàng bắt gặp chúng. Thế nhưng, bậc lên sảnh chính lại có nhiều biến thể khác nhau, không phải lúc nào cũng là ba cấp như tên gọi mà số bậc còn phụ thuộc vào dụng ý của gia chủ. 

thi công bậc tam cấp

Kích thước cân đối với kiến trúc nhà đồng thời lựa chọn đá ốp mặt bậc đồng bộ, hòa hòa với sân và sảnh.

Trong các thiết kế biệt thự, khách sạn, nhà hàng, khách sạn, công ty hay văn phòng hành chính,.. bậc tam cấp không chỉ là đóng vai trò là điểm nhấn cho mặt tiền mà còn mang đến tài lộc và  may mắn cho gia chủ về mặt phong thủy.

Kích thước bậc tam cấp

cách tính bậc tam cấp

Mỗi ngôi nhà sẽ phù hợp với tam cấp 3 bậc, 5 bậc hoặc nhiều bậc hơn tùy thuộc vào kiến trúc và độ bề thế của ngôi nhà.

Thông thường, chiều cao bậc ngoài sân từ khoảng 15cm – 18cm. Riêng các công trình công cộng,  đặc biệt là bệnh viện thì chiều cao thấp hơn, khoảng 10cm – 12cm để đảm bảo an toàn khi di chuyển, phù hợp với đặc trưng riêng của từng công trình. Còn chiều rộng của mỗi bậc khoảng từ 20cm – 30cm đảm bảo việc di lại an toàn.

Về mặt phong thủy, chiều dài không có quy định nào bởi nó phụ thuộc vào bề ngang của sảnh nhằm đảm bảo thẩm mỹ tối đa cho mặt tiền. Còn kích thước bề rộng của bậc tam cấp tương đương với chiều rộng của sảnh chính. 

Đối với những công trình có thiết kế tiền sảnh rộng, thì bậc tam cấp cũng phải thiết kế sao cho chiều dài đủ lớn để ôm trọn không gian sảnh. 

Tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng mà bậc tam cấp có thể được xây chỉ ở một mặt tiền phía trước, hay bao quanh 2 hoặc 3 mặt của ngôi nhà.

Cách tính số bậc theo phong thủy

Theo quan niệm tự nhiên, con người sinh ra là một phần của vũ trụ. Thế giới tự nhiên được hình thành từ 3 yếu tố Thiên – Địa – Nhân. Muốn sự việc thuận lợi phải đảm bảo yếu tố Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Bậc tam cấp là nơi chuyển giao giữa thiên nhiên và con người do đó người ta thường chú trọng nhiều vào nguyên tắc phong thủy khi xây dựng nhà ở, đặc biệt là khi thiết kế bậc tam cấp.

phong thủy tính số bậc nhà

Vì thế, từ xa xưa ông cha ta đã chia bậc trước nhà thành 3 bậc theo quy luật Thiên – Địa – Nhân. Với những công trình văn phòng, biệt thự lớn… cần số bậc nhiều hơn 3 thì  thường sẽ xây dựng số bậc là bội số của 3. Có thể là 5 bậc, 7 bậc hay 9 bậc.

phong thủy tính số bậc nhà

Xét về quan niệm Sinh – Lão – Bệnh – Tử, nếu có ý định xây số bậc lớn hơn 3 thì có thể áp dụng quy tắc này. Cụ thể, bậc tam cấp phải là số lẻ và bậc cuối cùng phải rơi vào cung Sinh là tốt cho gia chủ. 

Mặt khác, khi xây bậc tam cấp có thể xây làm 5 bậc bởi con số này đại diện cho đầy đủ 5 yếu tố của ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử, số 5 cũng rơi vào cung Sinh sẽ mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.

Tuy nhiên, bậc tam cấp thiết kế số bậc càng lớn sẽ tốn kém hơn, đôi khi lại không phù hợp với thiết kế tổng thể của ngôi nhà, làm mất đi sự cân đối. Do đó, ngoài tuân thủ theo nguyên tắc phong thủy còn phải cân nhắc đến diện tích và hình khối chung của không gian.

Chọn màu gạch ốp bậc tam cấp theo mệnh

Khi lựa chọn màu gạch ốp bậc tam cấp, quý vị cần dựa vào quy luật tương sinh tương khắc sau:

Mệnh Kim: Thổ sinh Kim nên gia chủ mệnh Kim có thể lựa chọn gạch ốp màu vàng, nâu đất hoặc màu bản mệnh của Kim là trắng, ánh kim để có sự may mắn.

Mệnh Thủy: Kim sinh Thủy nên gia chủ mệnh Thủy có thể chọn gạch ốp màu trắng, ánh kim hoặc màu bản mệnh của Thủy là màu xanh nước biển, đen,…

Mệnh Mộc: Thủy sinh Mộc nên gia chủ mệnh mộc muốn thăng hoa, phát triển nên chọn gạch ốp lát màu xanh biển, đen,.. hoặc chọn màu bản mệnh của Mộc là xanh lá.

Mệnh Hỏa: Mộc sinh Hỏa nên những màu như xanh lá, đỏ, cam,… sẽ là gam màu may mắn cho gia chủ mệnh Hỏa.

Mệnh Thổ: Thổ tượng trưng cho đất nên gia chủ mệnh Thổ có thể chọn các mẫu gạch lát bậc thềm màu nâu, vàng,… tượng trưng cho đất hoặc màu đỏ.

Hỏi đáp xây nhà 2 bậc 4 bậc hay 5 bậc có được không?

Số lượng bậc nên là số lẻ vì vậy gia chủ thường tránh xây 2 bậc hoặc 4 bậc. Ngoài ra, nếu xây 2 và 4 bậc thì theo quan niệm về Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì sẽ rơi vào Lão và Tử. Ý nghĩa đó không tốt theo phong thủy. 

Lựa chọn bậc tam cấp 5 bậc là rất hợp lý vì như đã đề cập ở trên, số 5 vừa đại diện cho ngũ hành tương sinh: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, vừa rơi vào chữ Sinh theo quy luật: “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Đây là con số đẹp theo phong thủy tượng trưng cho điều tốt lành, thuận lợi sinh ra nhiều điều mới mẻ, may mắn.

Các loại đá ốp đẹp

Xin giới thiệu đến quý vị bảng báo giá thi công đá ốp lát bậc tam cấp đẹp 2022.

BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG ĐÁ ỐP LÁT BẬC TAM CẤP 2022
STT Tên đá ốp cầu thang, bậc tam cấp ĐVT Đơn giá
1 Đen Huế M2 680.000
2 Đen kim sa hạt to M2 1.300.000
3 Đen kim sa hạt trung M2 950.000
4 Đen Phú Yên M2 570.000
5 Đen sao M2 480.000
6 Đỏ Bình Định M2 550.000
7 Đỏ nhuộm hoa trung M2 550.000
8 Đỏ Ruby Ấn Độ M2 1.650.000
9 Đỏ Ruby Bình Định M2 1.100.000
10 Đỏ nhuộm hoa nhỏ M2 570.000
11   Hồng Gia Lai M2 570.000
12 Nâu Anh Quốc M2 950.000
13 Nâu Đan Mạch M2 1.080.000
14 Tím hoa cà M2 460.000
15 Hồng tam đảo M2 550.000
16 Trắng Bình Định M2 520.000
17 Trắng Suối Lau M2 480.000
18 Vàng Bình Định đậm M2 850.000
19 Xà cừ trắng M2 1.800.000
20 Xà cừ xanh M2 1.620.000
21 Xanh Brasil M2 1.600.000
22 Đen ánh kim M2 850.000

Các mẫu đá ốp bậc đẹp

Mời bạn đọc cùng tham khảo các mẫu bậc tam cấp nhà đẹp dưới đây. Đây là các mẫu đá ốp bậc không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn tuân thủ theo đúng các yếu tố phong thủy.

bậc thềm nhà đẹp

Bậc thềm nhà biệt thự ốp đá granite sang trọng.

đá ốp bậc đẹp

Mẫu đá có hoa văn đẹp đồng bộ với sảnh chính mang vẻ đẹp sang trọng.

đá ốp bậc đẹp

đá ốp bậc đẹp

đá ốp bậc đẹp

đá ốp bậc đẹp

đá ốp bậc đẹp

mẫu bậc tam cấp đẹp

mẫu bậc tam cấp đẹp

Như vậy chúng tôi đã giải thích cách tính số bậc theo phong thủy và cách chọn màu đá ốp lát bậc thềm theo mệnh gia chủ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho quý vị trong việc xây dựng bậc tam cấp nói riêng và trong xây dựng nhà ở nói chung. Đồng thời, bảng báo giá các loại đá ốp lát bậc thềm sẽ được cập nhật thường xuyên. Hãy theo dõi để nắm bắt chính xác nhé!

các mẫu cửa nhựa giả gỗ đẹp giá rẻ

Cửa nhựa gỗ là gì? Báo giá 25+ bộ cửa nhựa Composite 2022

Dòng sản phẩm cửa nhựa Composite ngày càng phổ biến trên thị trường nội thất và “được lòng” rất nhiều khách hàng. Vậy cửa nhựa gỗ Composite là gì? Cấu tạo ra sao? Giá có đắt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từ A – Z dòng cửa này qua bài viết dưới đây nhé!

Cửa gỗ nhựa composite là gì?

mẫu cửa nhựa giả gỗ đẹp

Những mẫu cửa nhựa giả gỗ đẹp được kiến trúc sư tư vấn và chủ đầu tư lựa chọn nhiều trong năm 2022.

Cửa nhựa composite là loại cửa làm từ nhựa gỗ WPC (Wood Plastic Composite). Đây là loại nhựa sợi tự nhiên gia cường bằng nguyên liệu tổng hợp được làm từ bột gỗ cùng một số chất phụ gia gốc cellulose. Về mặt cảm quan, thiết kế cửa có những đường vân gỗ tự nhiên như một cánh cửa gỗ. 

Cấu tạo cửa nhựa giả gỗ

cấu tạo cửa composite

Cấu tạo gồm nhiều lớp với độ cứng cao, khả năng chống thấm, chống ồn, cách âm, cách nhiệt tốt.

Cửa gỗ composite cấu tạo từ 2 nguyên liệu chính là bột gỗ và nhựa PVC. Được đúc nguyên khối ở nhiệt độ cao. Cấu tạo cửa cụ thể như sau:

Cánh cửa

Được làm từ vật liệu composite với độ bền cao, đùn ép thành profile định hình. Bề mặt cửa được phủ phim PVC vân gỗ theo màu chỉ định.

Khuôn cửa

Cũng làm từ vật liệu gỗ nhựa đùn ép định hình. Trên bề mặt được phủ phim PVC vân gỗ và có thêm gioăng cao su giảm chấn.

Riêng lớp nhựa composite được cấu tạo từ vật liệu composite tự nhiên. Tiếp đó, vật liệu này kết hợp với một số chất phụ gia để tạo nên composite công nghiệp. Toàn bộ lớp nhựa composite bao phủ hoàn toàn lên lớp gỗ của cửa. Điều này lý giải tại sao loại cửa này còn có tên gọi là cửa gỗ nhựa composite.

Bài viết liên quan hữu ích:

Ưu điểm cửa gỗ nhựa

Từ cấu tạo chúng ta phần nào có thể hình dung được những ưu điểm cơ bản của loại cửa đặc biệt này như sau:

bộ sưu tập những mẫu cửa nhựa giả gỗ đẹp 2022

Những mẫu cửa nhựa giả gỗ kiểu dáng hiện đại sử dụng lắp đặt cho cửa phụ, cửa phòng ngủ và nhà vệ sinh.

Khả năng chịu nước 

Cửa gỗ nhựa composite có kết cấu đồng nhất, là composite gỗ nhựa phủ film chống nước tuyệt đối. Cấu trúc các hạt nhựa bao bọc các hạt gỗ khiến hơi nước không thể xâm nhập vào bên trong cửa. Ngoài ra, kích thước cửa gỗ nhựa composite không bị thay đổi theo độ ẩm và nhiệt độ, không biến dạng.

Không ẩm mốc, mối mọt, cong vênh

Cửa gỗ nhựa composite không bị mối mọt hay cong vênh so với các loại gỗ tự nhiên hay các loại cửa thông thường khác. Dòng cửa này được đúc nguyên khối nên không bị bong tróc sơn, không bị phai màu và luôn ở tình trạng giống lúc mới mua.

Khả năng bắt lửa kém

Cửa gỗ composite có độ bền vững cao và được đúc nguyên khối nên khả năng bắt lửa chậm cũng như khả năng cách nhiệt tốt, giúp loại cửa này chống cháy lan. Từ đó hạn chế thiệt hại nếu xảy ra hỏa hoạn.

Thân thiện với môi trường

Hiện nay, khách hàng luôn muốn hướng đến vẻ đẹp thiên nhiên và tính thân thiện với môi trường. Cửa nhựa gỗ composite mô phỏng theo vân gỗ tự nhiên nên mang đến vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà. Mẫu mã cũng rất hiện đại và trang nhã cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Có thể nói rằng, khi nguồn tài nguyên rừng đang ngày cạn kiệt, cửa nhựa gỗ composite ra đời được coi như sự thay thế hoàn hảo. 

Bên cạnh đó, dòng cửa này còn có nhiều ưu điểm có thể kể đến như: giá thành hợp lý, thi công nhanh,  độ bền cao,…

Nhược điểm cửa gỗ nhựa composite

Cửa nhựa gỗ composite có giá thành cao hơn một số dòng cửa vân gỗ khác. Vân giả gỗ tuy mẫu mã đa dạng nhưng đường vân trên dòng cửa nhựa này chưa sinh động và chân thật như vân gỗ tự nhiên. Ngoài ra, loại cửa này cấu tạo từ vật liệu tổng hợp nên gần như không có khả năng tái chế.

Với những ưu và nhược điểm trên đây, có thể thấy cửa nhựa gỗ composite vẫn mang đến tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Cho đến hiện nay, dòng cửa này vẫn chiếm được trái tim của nhiều khách hàng trong quá trình lựa chọn cửa cho gia đình, văn phòng.

So sánh cửa gỗ nhựa composite và cửa gỗ công nghiệp 

Cửa nhựa và cửa gỗ công nghiệp là 2 dòng cửa nhân tạo được ưa chuộng nhất hiện nay.

Cửa gỗ công nghiệp thường MDF, HDF…  sử dụng chất liệu là những dăm gỗ đùn ép do đó khả năng chịu nước không cao, dễ bị mối mọt, cong vênh hay mục rỗng. Vì những hạn chế trên nên cửa gỗ công nghiệp ít khi được chọn để dùng cho nhà tắm, toilet, những khu vực thường xuyên ẩm ướt.

Tuy nhiên gỗ nhựa Composite lại khác, có thể chịu nước tốt đến 100%, không bị biến dạng hay cong vênh, rất thích hợp với những tòa nhà lớn, chung cư cao cấp. 

Hơn nữa, cửa gỗ Composite hoàn toàn không sử dụng các loại sơn, keo độc hại, cũng như không chứa formaldehyde nên rất an toàn cho con người và môi trường.

Về giá cả, tuy gỗ công nghiệp có giá thấp hơn một chút nhưng nếu tính về lâu dài thì gỗ Composite vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc.

Báo giá cửa Composite

Xin gửi đến quý khách bảng giá cửa gỗ nhựa Composite cập nhật 2022. Đây là bảng giá mang tính chất tham khảo, để biết được giá thành chính xác nhất, anh/chị hãy liên hệ nhà sản xuất hay đơn vị phân phối cửa để được báo giá chi tiết.

báo giá cửa nhựa

báo giá cửa nhựa

Kinh nghiệm chọn mua cửa gỗ nhựa Composite

Tiếp theo là một số tiêu chí quan trọng giúp người tiêu dùng cần phải biết khi mua cửa gỗ nhựa composite:

Lựa chọn thương hiệu và nhà cung cấp uy tín 

Đây là tiêu chí đầu tiên mà người tiêu dùng cần lưu ý. Tốt nhất nên dùng sản phẩm của các doanh nghiệp uy tín và có kinh nghiệm. Tìm hiểu xuất xứ của sản phẩm, nếu là hàng nhập khẩu phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng. Nếu là hàng trong nước phải có thông tin về nơi sản xuất cùng các giấy tờ liên quan. 

Một số thương hiệu cửa nhựa nổi tiếng ở nước ta như: Cửa gỗ nhựa Austdoor, Gỗ nhựa Composite Ecovina, cửa nhựa gỗ composite BigDoor, Cửa gỗ nhựa Ecosmart, Cửa gỗ nhựa composite Ecodoor,…

Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Cửa gỗ nhựa composite được đánh giá chất lượng trên từng bộ phận: vật liệu cánh, nẹp cửa phim, khung cửa,… Để đánh giá được sản phẩm có tốt hay không, yêu cầu phải có bảng test thí nghiệm chất lượng đi kèm.

  • Phần phôi cánh cửa: bề mặt cắt mịn, nhẵn, ít xốp, khi thử va đập hoặc khi bắt vít không được bị hở hay bị giòn, nan vách ngăn trong cánh dày dặn.
  • Phần phim dán mẫu mã, bề mặt rất quan trọng, những hãng sản xuất thông thường chọn phim độ dày 0.18 mm trở lên.
  • Độ dày cánh, độ dày vách và chất lượng phôi là yếu tố mà khách hàng cần chú ý khi lựa chọn cửa composite. Trên thị trường, hiện có nhiều nhà cung cấp cửa với nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:
    Độ dày cánh: 38 mm, 40mm và 42mm.
    Độ dày vách: 4mm, 5mm, 6mm, 7mm, 12mm.

Lựa chọn thiết kế phù hợp

Khi chọn cửa cho nhà ở hay văn phòng, cần cân nhắc yếu tổ thẩm mỹ. Nên chọn mẫu cửa có màu sắc, thiết kế phù hợp với không gian xung quanh để tạo nên sự thống nhất. 

Các mẫu cửa composite đẹp

Với những ưu điểm như trên mà cửa gỗ nhựa composite rất thích hợp làm cửa nhà tắm, toilet, cửa thông phòng, văn phòng, chung cư… Nếu quý khách cũng có dự định mua dòng cửa này cho công trình của mình thì đừng bỏ lỡ 15+ mẫu cửa nhựa gỗ composite đẹp dưới đây:

Mẫu cửa gỗ nhựa composite siêu đẹp cho phòng ngủ.

Mẫu cửa nhựa giả gỗ hiện đại lắp đặt cho phòng ngủ cách âm cách nhiệt tốt.

mẫu cửa nhựa giả gỗ đẹp

Cửa 1 cánh phòng ngủ chắc chắn, bền, giữ màu tốt giá thành rẻ.

Cửa gỗ nhựa composite đa dạng mẫu mã, màu sắc.

Cửa gỗ nhựa composite đẹp.

Thiết kế cửa gỗ nhựa composite màu cánh gián.

Cửa gỗ nhựa composite màu óc chó sang trọng.

Mẫu cửa đơn giản cho phòng ngủ.

Cửa composite màu trắng tinh tế.

Màu sắc này phù hợp với phong cách châu Âu.

Màu sắc này phù hợp với phong cách châu Âu.

cửa 1 cánh cho phòng ngủ chung cư

cửa phòng tắm

mẫu cửa phòng ngủ đẹp

mẫu cửa nhựa giả gỗ đẹp

mẫu cửa 1 cánh đẹp

mẫu cửa 1 cánh đẹp

mẫu cửa 1 cánh đẹp

mẫu cửa 1 cánh đẹp

mẫu cửa 1 cánh đẹp

mẫu cửa nhựa giả gỗ đẹp

Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc những thông tin về dòng cửa nhựa giả gỗ composite cũng như chia sẻ 20+ mẫu cửa đẹp nhất 2022 cho bạn chiêm ngưỡng. Chúc quý khách nhanh chóng chọn được mẫu cửa mình ưng ý nhé!

báo giá cửa kính

[1H Trước] Báo giá cửa kính cường lực chi tiết các loại 2022

Bạn đang có nhu cầu cần làm cửa kính cường lực cho nhà riêng, cửa hàng, văn phòng, … nhưng chưa biết chọn loại cửa kính nào, độ dày bao nhiêu cho phù hợp. Xin mời bạn tham khảo những chia sẻ hữu ích sau đây để biết cửa kính cường lực có những loại nào và tham khảo bảng giá mới nhất để dự trù kinh phí nhé!

Cửa kính cường lực là gì?

cửa kính cường lực

Sử dụng cho văn phòng, nhà ở kết hợp kinh doanh phát huy được tối đa công năng, không gian thông thoáng.

Cửa kính cường lực là loại cửa được làm từ kính cường lực, có các hệ phụ kiện đi kèm như khóa sàn, tay nắm, bản lề…Sở dĩ tên gọi là cửa kính cường lực bởi bản lề có cấu tạo, thiết kế khác so với bản lề cửa inox hay cửa gỗ truyền thống. Bản lề của cửa kính cường lực thường nằm ngầm dưới sàn nhà, sát mép tường, phía trên là tấm kim loại che phủ. Loại cửa này có tính chịu lực tốt hơn so với các loại cửa kính thông thường.

Cấu tạo cửa kính cường lực

Cửa kính cường lực gồm 2 phần: kính cường lực và phụ kiện. Trong đó:

+  Phần kính cường lực: từ kính thông thường, người ta sẽ đưa vào lò tôi với nhiệt độ từ 600 độ C – 800 độ C, sao cho độ dày từ 8mm- 12 mm. Kích thước tấm vách và cánh cửa sẽ được thiết kế tùy theo không gian riêng của từng công trình và địa hình lắp đặt

+  Phần phụ kiện: Bản lề sàn, khóa sàn, tay nắm, kẹp , kẹp L, đế sập……

cấu tạo cửa kính

Ưu điểm khi sử dụng cửa kính cường lực

Các ưu điểm nổi bật của dòng cửa hiện đại phải kể đến như sau

Khả năng chịu lực cao: có khả năng chịu va đập siêu tốt, gấp nhiều lần so với kính thường với độ dày quy định và áp lực va chạm mạnh.

Chịu sốc nhiệt lớn: chịu được nhiệt độ rất cao thậm chí khi nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột khoảng 150 độ C thì cũng không hề ảnh hưởng gì. 

Cách âm: có khả năng cách âm tốt, đặc biệt ở một số công trình cần không gian cách âm cao như văn phòng làm việc, thư viện, nhà mặt tiền, lớp học, bệnh viện,…

Cách nhiệt: khả năng cách nhiệt ấn tượng, giúp ngăn ngừa lan truyền nhiệt bên trong và bên ngoài cửa, tiết kiệm điện hiệu quả khi sử dụng điều hòa.

Khả năng an toàn cao: có độ dày gấp nhiều lần so với kính thông thường tạo độ an toàn cao. Trong trường hợp kính cường lực bị vỡ thì sẽ tạo ra những mảnh vỡ nhỏ, cạnh không sắc bén, nên rất an toàn cho người sử dụng.
Hiệu ứng ánh sáng tốt: đây là điểm nổi bật mà các vật liệu thông thường khác như gỗ, kim loại không thể sánh bằng. Chính là tính năng nhìn xuyển thấu, ánh sáng tự nhiên truyền vào chân thực, cho không gian thêm sáng sủa, thoáng đãng. Cửa kính cường lực cho tầm nhìn tối đa, ban ngày thì tạo cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên, buổi tối thì lung linh, hiện đại với hệ thống đèn nhân tạo.

Báo giá cửa kính cường lực

Xin gửi đến quý khách hàng bảng báo giá cửa kính cường lực chi tiết 2022.

STT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ
A KÍNH CƯỜNG LỰC    
1 Kính cường lực 8ly (8mm) m2 480,000
2 Kính cường lực 10ly (10mm) m2 550,000
3 Kính cường lực 12ly (12mm) m2 650,000
4 Kính cường lực 15ly (15mm) m2 1,450,000
B PHỤ KIỆN KÍNH
I Cửa thủy lực – VVP Thái Lan
1 Bản lề sàn cái 1,200,000
2 Kẹp trên cái 300,000
3 Kẹp dưới cái 300,000
4 Khóa sàn cái 330,000
5 Kẹp L cái 330,000
6 Kẹp ty cái 300,000
7 Ngỗng cửa cái 120,000
8 Tay nắm Inox, thủy tinh cái 350,000
II Cửa kính trượt treo – VVP Thái Lan
1 Bộ phụ kiện ray inox hộp 10×30
2 bánh xe treo D48+2 chống nhấc dưới+2 liên kết ray kính+2 chặn bánh xe+2 liên kết ray tường+1 dẫn hướng)
bộ 2,300,000
2 Bộ phụ kiện ray U(50-70kg)
(2 bánh xe treo+2 liên kết tường+2 liên kết ray kính+1 dẫn hướng)
bộ 2,200,000
3 Bộ phụ kiện ray inox tròn D25(100-150kg)-AMG
(2 bánh xe treo D48+4 liên kết đỡ ray+2 chặn bánh xe+1 dấn hướng)
bộ 4,600,000
4  Bộ phụ kiện ray inox tròn D25 kép(80-100kg)
(2 bánh xe treo D40+4 liên kết đỡ ray+2 chặn bánh xe+1 dấn hướng
bộ 2,800,000
5  Bộ phụ kiện  ray inox tròn D25 đơn(70-90kg)
(2 bánh xe D48+2 liên kết đỡ ray+2 chặn bánh xe+2 liên kết ray tường+1 dẫn hướng
bộ 2,500,000
6 Tay nắm 600 cái 250,000
7 Tay nắm 800 cái 300,000
8 Tay nắm âm cái 200,000
9  Kẹp kính cái 90,000
10  Khóa bán nguyệt đơn cái 350,000
11  Khóa bán nguyệt kép cái 450,000
12 Ray cửa lùa md 250,000
III Vách kính cường lực
1 Đế sập nhôm 38 md 45,000
2 U Inox md 75,000
3 Khung sắt gia cường (30×60) sơn màu  md 200,000

Phân loại cửa kính theo độ dày

Kính cường lực có những kích thước quy chuẩn do nhà máy sản xuất ra. Bên dưới là những kích cỡ kính theo quy chuẩn, độ dày từ 8mm – 15mm . Mời bạn đọc tham khảo đặc điểm cũng như bảng báo giá chi tiết từng loại.

Cửa kính dày 8mm

Kính cường lực loại 8 ly (8mm) là loại phổ rất phổ biến hiện nay, kích thước này phù hợp với các dự án tầm trung như dự án về vách, cửa, kính trang trí. Sau đây là bảng báo giá cửa kính cường lực 8mm quý 1/2022.

TÊN SẢN PHẨM ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ (vnđ)
KÍNH CƯỜNG LỰC TRONG KHỔ 2480X3200
Cửa kính cường lực 8mm m2 350.000
KÍNH SƠN MÀU SỬ DỤNG ỐP TRANG TRÍ
Kính màu 8mm cường lực md 750.000
PHỤ KIỆN CỬA KÍNH VPP THÁI LAN
Bản lề sàn âm Cái 1.000.000
Kẹp chữ L, khóa sàn Cái 300.000
Kẹp vuông trên, dưới Cái 300.000
Kẹp kính INOX 90 độ – 180 độ Cái 95.0000
Kẹp ty (kẹp ngõng) Cái 250.000
Ngõng chế Cái 120.000
Tay nắm INOX dài 600mm Cái 160.000
Tay nắm INOX dài 800mm Cái 180.000
Tay nắm đá, thủy tinh dài 600mm Cái 220.000

Cửa kính dày 10mm

Loại kính cường lực 10mm cũng được ứng dụng khá rộng rãi, nhất là trong các dự án về cửa kính ra vào, các công trình phụ như kính tủ bếp, kính trang trí, bể cá, tranh kính cường lực 3D.

  • Bảng báo giá cửa kính cường lực lùa 10mm Việt Nhật
 STT  GIÁ KÍNH CƯỜNG LỰC 10MM ĐƠN VỊ  ĐƠN GIÁ (VNĐ)
I KÍNH CƯỜNG LƯC TRONG KHỔ 2480 X 3200 (NGOÀI KHỔ ĐƠN GIÁ KHÁC)
Giá kính thường dày 10mm m2 400,000
II KÍNH SƠN MÀU SỬ DỤNG ỐP TRANG TRÍ
Giá kính màu 10mm cường lực md 920,000
III GIÁ PHỤ KIỆN CỬA KÍNH CƯỜNG LỰC 10mm
A BỘ PHỤ KIỆN CỬA KÍNH TRƯỢT (HÃNG VVP THÁI LAN)
1 Bộ phụ kiện ray nhôm U uốn dày 2.5mm gồm: Bánh xe treo 8 bánh INOX 201 Chiếc 350,000
Bánh xe treo 8 bánh INOX 304 chống gỉ Chiếc 420,000
Ray nhôm trượt treo 1md 160,000
Tay nắm âm Chiếc 230,000
Kẹp kính INOX 90 – 180 độ Cái 80,000
Khóa bán nguyệt đơn (Kính – Tường) Bộ 350,000
Khóa bán nguyệt kép (Kính – Kính) Bộ 420,000
Dẫn hướng cánh Bộ 120,000
2 Bộ phụ kiện ray INOX Phi tròn D25 đơn (cho 1 cánh) gồm: Bánh xe treo đơn D25 (2chiếc/1cánh) chiếc 650,000
Bánh xe treo kép chống xô D25 (2chiếc/cánh) chiếc 1,020,000
Liên kết đỡ ray chiếc 200,000
Chặn bánh xe chiếc 150,000
1 dẫn hướng cánh Bộ 120,000
Tay nắm âm Chiếc 200,000
Ray trượt INOX D25 1md 250,000
3 Bộ phụ kiện ray INOX hộp 10×30 (cho 1 cánh) gồm: Bánh xe treo D10x30 chiếc 330,000
Chống nhấc dưới (2chiếc/1cánh) chiếc 180,000
Liên kết ray kính (2chiếc/1cánh) chiếc 160,000
Bát liên kết ray tường (2chiếc/1cây ray) chiếc 160,000
Chặn bánh xe (2chiếc/1cánh) chiếc 120,000
1 dẫn hướng cánh chiếc 120,000
Tay nắm âm Chiếc 200,000
Ray trượt INOX hộp 10×30 1md 200,000
B   BỘ PHỤ KIỆN CABIN TẮM (HÃNG VVP THÁI LAN)
1 Bộ phụ kiện cabin tắm mở trượt gồm: Bộ PK bản lề cabin tắm ray trượt INOX hộp 10×30 Bộ 1,600,000
Tay nắm âm Cái 230,000
Ray trượt md 250,000
  • Bảng báo giá cửa kính cường lực 10mm bản lề sàn.
B GIÁ CÁC CHI PHÍ PHỤ KIỆN KHÁC ĐI KÈM THEO CỬA KÍNH
1 Sử dụng đế sập nhôm 38 md 45,000
2 Sử dụng U thép mạ kẽm (chôn âm tường) md 60,000
3 Sử dụng U Inox md 120,000
4 Gioăng từ chắn nước cây 75,000
5 Gioăng thường chắn nước cái 45,000
6 Cây Inox ngăn nước md 150,000
7 Công lắp đặt cửa kính tầng 1 (giá thi công có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí thi công) m2 150,000
8 Công lắp đặt cabin tắm (diện tích <2m2) bộ 300,000
Công lắp đặt cabin tắm (diện tích >2m2) m2 150,000
9 Keo Silicon A600 lọ 39,000
10 Cây phi 22 Inox 304 lắp chống rung cabin tắm 1md 180,000
11 Bát treo tường, sỏ phi, kẹp U inox, chất liệu Inox 304 cái 85,000
12 Công lắp đặt cửa thủy lực tùy thuộc vào vị trí thi công giá giao động từ 120,000đ/m2- 170,000đ/m2 

Cửa kính dày 12mm

Kính cường lực 12mm hoặc trở lên (15mm) thường được ứng dụng cho các công trình chuyên về vách, sàn kính cường lực. Các công trình yêu cầu độ an toàn cao hay thường xuyên tiếp xúc với môi trường ngoài như mái kính cường lực, cửa ra vào mặt tiền,… thì loại kính từ 12mm sẽ đảm bảo độ an toàn cao nhất. Giá cửa kính cường lực 12mm năm 2022 tham khảo như sau:

STT Tên vật tư, hàng hóa Đvt Đơn giá
1 Kính cường lực 12mm M2 680.000
2 Bản lề sàn Bộ 1.150.000
3 Kẹp trên Cái 250.000
4 Kẹp dưới Cái 250.000
5 Khóa sàn Cái 320.000
6 Kẹp góc Cái 300.000
7 Kẹp ty Cái 250.000
8 Tay nắm cửa 600 Vòng 280.000
9 Kẹp ngõng Cái 50.000
10 Sập nhôm 28 Md 35.000

Phân loại cửa theo công năng

Phân loại cửa kính cường lực theo cách thiết kế hiện nay sẽ có 3 loại phổ biến sau:

Mẫu cửa cánh mở quay

Bản lề cửa kết nối với khung và cánh. Khi mở cửa, bản lề sẽ xoay 90 độ tạo góc để mở cửa và khi đóng cửa sẽ trở lại vị trí ban đầu. Ưu điểm của mẫu cửa cánh mở quay là linh hoạt, dễ sử dụng, dễ dùng khóa chốt an toàn và mở ra không gian rộng thoáng.

mẫu cửa kính đẹp

Sử dụng trang trí nhà ở kết hợp kinh doanh.

Cửa kính cường lực cánh mở quay đẹp cho mặt tiền nhà phố.

Cửa nhà phố không gian thoáng mát mẻ.

Mẫu cửa kính hiện đại

Cửa lực tay cầm mạ vàng sang trọng.

Cửa kính ra vào đẹp cho nhà ống 6m.

Cửa kính nhà phố hiện đại

Cửa kính

mẫu cửa hiện đại

Sử dụng cho căng tin, thư viện đọc sách tạo độ thoáng, chiều sâu cho căn phòng.

cửa kính khung nhôm

cửa nhà phố

mẫu cửa nhôm kính đẹp

 Mẫu cửa trượt lùa

Mẫu cửa dạng lùa được ứng dụng rất rộng rãi hiện nay. Đặc điểm của loại cửa này là cánh cửa di chuyển trên 1 đường ray, hoạt động êm ái, form cửa cố định trên 1 trục thẳng nên hạn chế va đập và tiết kiệm được nhiều diện tích.

cửa kính lùa hiện đại

cửa kính lùa hiện đại

cửa kính lùa hiện đại

cửa kính lùa hiện đại

cửa kính lùa hiện đại

cửa kính lùa hiện đại

cầu tạo cửa lùa

Mẫu cửa xếp trượt

Đây là loại cửa kính cường lực có thiết kế phức tạp nhất, nhưng tỉ lệ thuận với độ cao cấp và sang trọng. Cửa kính xếp trượt (xếp gấp) có các cánh khi mở sẽ xếp chồng lên nhau gọn về 2 phía trái phải, cùng với các phụ kiện thanh truyền, bánh xe giúp mở trượt dễ dàng, khai thác toàn bộ diện tích lối đi, đem tới không gian rộng rãi, thoáng mát.

Mẫu xếp gấp mang lại không gian tiện nghi, thoáng đãng.

Mẫu cửa kính xếp trượt cho mặt tiền nhà ở.

Thiết kế cửa nhôm kính xếp trượt sang trọng cho nhà ở.

Thiết kế phức tạp nhưng sang trọng bậc nhất, nâng tầm không gian sống.

cửa xếp nhôm kính

cửa xếp nhôm kính

So sánh cửa kính cường lực và cửa gỗ tự nhiên

Về độ bền, cửa gỗ tự nhiên có độ bền phụ thuộc vào loại gỗ và chất gỗ. Đối với những loại gỗ tốt, độ cứng cao, chống mối mọt tốt như gụ, lim,… thì độ bền có thể đạt đến vài chục, thậm chí cả trăm năm. Nhưng đối với loại gỗ kém chất lượng thì ít khi được ứng dụng làm cửa. Trong khi đó, cửa kính cường lực đạt được độ bền bằng hoặc thậm chí là hơn các loại gỗ tự nhiên. Đây chính là ưu điểm vượt trội của loại cửa kính so với cửa gỗ.

Về tính thẩm mỹ, vẻ đẹp của cửa gỗ là điều không cần bàn cãi. Vẻ đẹp mộc mạc, truyền thống nhưng vô cùng sang trọng là điều khó chất liệu nào mang lại được ngoại trừ gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, cửa kính cường lực hiện nay cũng rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Bạn có thể chọn được sản phẩm phù hợp với sở thích và nội thất trong nhà. Với những công trình công cộng hay mặt tiền nhà phố, mọi người thương ưu tiên sử dụng cửa kính cường lực hơn cửa gỗ tự nhiên.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp anh/chị hiểu hơn về các loại cửa kính cường lực trên thị trường hiện nay và lựa chọn được mẫu cửa phù hợp với nhu cầu và chi phí của mình.

các mẫu cửa lùa đẹp

100+ Mẫu cửa lùa đẹp, sang trọng nhất cho không gian sống

Bạn cảm thấy ấn tượng với những mẫu cửa lùa vừa hiện đại vừa sang trọng, lại cực kỳ tiện lợi khi sử dụng. Vì thế bạn muốn lựa chọn cho ngôi nhà của mình những mẫu cửa này để thiết kế cho các phòng. Vậy nhưng trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại cửa lùa với các vật liệu, kiểu dáng khác nhau khiến bạn không biết nên lựa chọn thế nào? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay 50+ những mẫu cửa trượt thiết kế đẹp, đơn giản lại dễ sử dụng và đang là xu hướng năm nay nhé!

Cửa lùa nhôm kính

Cửa lùa nhôm kính được rất nhiều gia đình và chủ đầu tư ứng dụng cho các công trình xây dựng bởi nhiều ưu điểm mà chúng mang lại. Dưới đây là các loại cửa lùa nhôm kính được sử dụng phổ biến hiện nay. 

cửa lùa nhôm kính

cửa trượt nhôm kính

  • Cửa lùa nhôm xingfa hệ 93

bàn vẽ kỹ thuật của lùa

chi tiết bản vẽ kỹ thuật cấu tạo cửa nhôm kính

Cửa lùa nhôm xingfa hệ 93 là hệ thống mở trượt (cửa lùa) làm từ các thanh nhôm hệ 93 với kính và các phụ kiện cửa. Có thể lùa được 2 cánh, 3 cánh và 4 cánh tùy vào thiết kế và nhu cầu sử dụng. Ngoài ra còn có thêm hệ lùa 3 ray (đây là một trong những thiết kế đặc biệt của hệ nhôm này).

Bản vẽ kỹ thuật

bản vẽ kỹ thuật nhôm hệ trượt

Thông số kỹ thuật

Với các khách hàng thắc mắc về thông số kỹ thuật của cửa nhôm Xingfa hệ 93 thì dưới đây là chi tiết kỹ thuật của hệ nhôm này.

  • Thanh Profile Xingfa hệ 93 được nhập khẩu chính hãng
  • Độ dày thanh profile nhôm Xingfa: 2mm (±5%), tức 2mm ± 0,1mm
  • Bản ray rộng 93 mm; đường bao 95 mm
  • Màu sắc nhôm: đen, xám ghi, nâu cafe, vân gỗ, trắng sữa,
  • Kính: độ dày từ 6.38mm – 21mm
  • Ốc vít: sử dụng các loại ốc vít từ Inox siêu cứng và có khả năng chống gỉ tốt.
  • Bảo hành 5 năm

Ưu điểm

  • Thiết kế cửa lùa nhôm Xingfa hệ 93 sang trọng, hiện đại, thích hợp cho cửa ra vào chính diện, cửa thông phòng, các cửa ở vị trí bên hông. Thích hợp cho các không gian nhà đòi hỏi tầm nhìn rộng và có nhu cầu đóng mở cửa linh hoạt.
  • Cửa đi lùa nhôm Xingfa hệ 93 có độ bền cao, chất lượng tối ưu, không giống như các hệ cửa lùa khung nhôm khác dễ bị kẹt ray hay cong vênh sau 1 thời gian dùng.
  • An toàn khi sử dụng, vì bản lề cửa hoạt động rất ăn khớp nhau, chỉ cần lực nhẹ là có thể lùa cửa sang một bên.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Cửa có độ bền, chất lượng tối ưu; không như các hệ cửa lùa nhôm khác dễ bị kẹt ray, ray yếu, ray bị cong vênh…

Các mẫu cửa trượt nhôm kính xingfa hệ 93

Cửa lùa nhôm xingfa hệ 93 hiện trên thị trường có nhiều kiểu dáng sang trọng, phong cách hiện đại phù hợp cho nhiều loại công trình như biệt thự, nhà phố, chung cư… Về màu sắc thì cửa lùa nhôm xingfa hệ 93 cũng có đa dạng màu như màu nâu, màu ghi, màu đen, trắng sữa,…

mẫu cửa trượt nhôm kính xingfa hệ 93

Thiết kế cửa nhôm kính xingfa hệ 93 màu nâu gỗ sang trọng.

mẫu cửa trượt nhôm kính xingfa hệ 93

Mẫu cửa nhôm kính xingfa hệ 93 màu xám ghi sơn tĩnh điện ngoài trời cao cấp, giúp cửa luôn giữ được màu sắc như ban đầu.

mẫu cửa trượt nhôm kính xingfa hệ 93

Cửa trượt 2 cánh nhôm kính xingfa hệ 93 màu nâu sần đẹp, cách nhiệt tốt, gần gũi với thiên nhiên.

mẫu cửa trượt nhôm kính xingfa hệ 93

Cửa mở linh hoạt để lấy ánh sáng, gió, không khí phù hợp với từng thời điểm trong ngày.

mẫu cửa trượt nhôm kính xingfa hệ 93

Cửa sổ mở đóng linh hoạt điều tiết cường độ ánh sáng cho phòng thoáng và mát mẻ.

mẫu cửa trượt nhôm kính xingfa hệ 93

Cửa kiểu dáng hiện đại, chống cong vênh, giữa màu tốt, cách âm, cách nhiệt.

Mẫu cửa trượt nhôm xingfa hệ 95

Khái niệm

cửa nhôm hệ 95

Nhôm Xingfa hệ 95 thuộc dòng nhôm Xingfa cao cấp. Có thanh nhôm profile bề dày hình hộp lớn nhất là 95mm. Dòng nhôm Xingfa 95 này nổi bật với thiết kế mặt chính diện gồm: 2 đường gân chạy dọc theo thân profile dày dặn và rất đẹp. Nhôm Xingfa hệ 95 thường được sử dụng để chế tạo các dòng cửa lùa, trượt. Hệ này ngoài ứng dụng làm cửa đi, thì việc ứng dụng phổ biến để làm cửa sổ.

Bản vẽ kỹ thuật 95

bản vẽ kỹ thuật cửa nhôm hệ 95

bản vẽ kỹ thuật cửa nhôm hệ 95

bản vẽ kỹ thuật cửa nhôm hệ 95

Mời anh/chị tham khảo bản vẽ kỹ thuật chi tiết cửa lùa nhôm Xingfa hệ 95 dưới đây.

Thông số kỹ thuật 

Với các khách hàng thắc mắc về thông số kỹ thuật của cửa nhôm Xingfa hệ 95 thì dưới đây là chi tiết kỹ thuật của hệ nhôm này.

  • Thanh Profile: nhôm thanh định hình hệ 95.
  • Độ dày nhôm: 1.8mm – 2mm (±5%).
  • Màu sắc: Trắng sứ, xám, ghi, café cháy…
  • Kích thước: Tùy chỉnh theo kích thước của thiết kế cửa.
  • Kính: độ dày 5mm – 21mm.

Ưu điểm 

  • Hệ nhôm xingfa 95 khi ghép lại tạo thành một khối vững chắc, không bị cong vênh yếu ớt,… Nên cửa lùa chất liệu này chịu được áp lực gió đến 1600 pascal, độ an toàn cao, cũng như tránh được nguy cơ gió dập.
  • Dòng nhôm Xingfa hệ 95 cho phép làm cửa có kích thước lớn. Nhờ vậy mở rộng được không gian và tạo nên tầm nhìn thoáng đãng cho công trình.
  • Thành phẩm chính là thanh nhôm với nhiều khoang trống. Vì vậy nhôm Xingfa hệ 95 có trọng lượng nhẹ, giúp giảm tải trọng của công trình.
  • Dễ sử dụng, ít gây ra tiếng ồn.
  • Kết hợp được với rèm cửa, cửa lưới chống muỗi và côn trùng. Bảo vệ con trẻ từ những tác hại trong tự nhiên khi sống gần nơi nhiều bụi rậm, ao, hồ, 

Mẫu cửa lùa nhôm kính xingfa 95

Cửa lùa nhôm hệ Xingfa 95 phù hợp với các không gian rộng lẫn không gian hẹp giúp tiết kiệm tối đa diện tích và tạo không gian thông thoáng cho căn hộ. Mời bạn đọc tham khảo một số mẫu cửa lùa nhôm kính xingfa 95 đẹp hiện nay.

cửa lùa nhôm kính

Mẫu cửa chính nhôm kính tính năng mở trượt dễ dàng được sơn tĩnh điện màu đen sang trọng kết hợp kính cường lực chắc chắn, an toàn, cách âm tốt.

cửa lùa nhôm kính

Mẫu cửa nhôm kính xingfa 95 tạo sự nổi bật cho mặt tiền.

cửa nhôm kính hệ 95

Sử dụng nhôm kính xingfa hệ 95 làm cửa sổ lùa là một ý tưởng tuyệt vời để mở rộng không gian.

cửa nhôm kính hệ 95

Những ngôi nhà phong cách hiện đại, tối giản luôn tràn ngập ánh sáng, không khí tự nhiên cải thiện môi trường sống với năng lượng tích cực.

cửa nhôm kính hệ 95

Bài viết liên quan hữu ích:

Cửa trượt nhôm việt pháp hệ 2600

Cửa lùa nhôm Việt Pháp mang phong cách hiện đại thường được ứng dụng nhiều tại các khách sạn, nhà nghỉ sang trọng, lắp đặt cửa ra ban công, cửa ra bể bơi, bãi biển để tận dụng tối đa view cho căn phòng. 

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 2 dòng nhôm Việt Pháp là hệ 2600 và hệ 4400

Đặc điểm cửa nhôm Việt Pháp hệ 2600

Đặc điểm cửa nhôm Việt Pháp hệ 2600

Đặc điểm cửa nhôm Việt Pháp hệ 2600

Đặc điểm cửa nhôm Việt Pháp hệ 2600

Cửa trượt nhôm việt pháp hệ 2600 làm từ nhôm cao cấp hệ 2600 của Việt Pháp. Chúng được định hình để tạo nên một khung nhôm chắc chắn, cực kỳ bền bỉ, không bị lão hóa, thay màu theo thời gian, dù để ngoài thời tiết khắc nghiệt vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp sang trọng của cửa.

  • Cửa lùa nhôm Việt Pháp hệ 2600 có các đặc điểm sau đây:
  • Sản xuất từ hợp kim nhôm cao cấp AL6063.
  • Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Được sơn tĩnh điện cao nên chống trầy xước, tia cực tím tốt và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
  • Độ kín khít gần như là tuyệt đối, mọi điểm tiếp xúc giữa các thanh profile đều được ghép thêm các gioăng đệm cao su đảm bảo không có một khe hở nào xâm nhập được vào bên trong.
  • Thiết kế chống trộm, thoát nước tốt.

Các mẫu cửa mở lùa nhôm kính Việt Pháp hệ 2600

mẫu cửa mở lùa nhôm kính Việt Pháp hệ 2600

mẫu cửa mở lùa nhôm kính Việt Pháp hệ 2600

mẫu cửa mở lùa nhôm kính Việt Pháp hệ 2600

mẫu cửa mở lùa nhôm kính Việt Pháp hệ 2600

Cửa trượt nhôm việt pháp hệ 4400

Mẫu cửa nhôm kính Việt Pháp thiết kế độc đáo, hiện đại

Mẫu cửa nhôm kính Việt Pháp thiết kế độc đáo, hiện đại

Mẫu cửa nhôm kính Việt Pháp thiết kế độc đáo, hiện đại

Thiết kế cửa sổ với hệ nhôm Việt Pháp bền bỉ

Thiết kế cửa sổ với hệ nhôm Việt Pháp bền bỉ

cửa trượt hiện đại

Cửa kính phòng bếp đẹp, phong thủy tốt khi luôn có ánh sáng và không khí tự nhiên lưu thông.

Bền bỉ dưới mọi tác động của thời tiết, cửa lùa được làm bằng những thanh nhôm Việt Pháp hệ 4400 được gia cường với 2 đường gân trên bề mặt, đảm bảo chịu va đập với một lực lớn hơn rất nhiều so với các loại cửa thông thường.

Cửa lùa hệ nhôm Việt Pháp 4400 có thể lắp đặt nhiều cánh, thường gặp là 4 và 6 cánh. Do đó khi chủ nhà muốn có một không gian riêng tư hoặc muốn mở rộng tầm nhìn có thể dễ dàng điều chỉnh kiểu mở xếp trượt linh hoạt.

Mẫu cổng trượt sắt

Cửa cổng trượt sắt được ứng dụng rộng rãi để làm cửa cổng. Hiện giờ có 2 loại được dùng thông dụng là: Cửa lùa sắt tự động  Cửa lùa sắt bán tự động. Những mẫu thiết kế cửa cổng lùa sắt đã xuất hiện khá lâu trên thị trường, và đến hiện nay sản phẩm vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi chúng mang lại sự tinh tế cũng như sự tiện lợi mà loại cửa này mang lại. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số mẫu cửa lùa sắt phổ biến nhất 2022.

cổng sắt mở trượt

cổng sắt mở trượt

cổng sắt mở trượt

cổng sắt mở trượt

cổng sắt mở trượt

cổng sắt mở trượt

Mẫu cửa mở trượt chất liệu gỗ

Cửa lùa gỗ được thiết kế linh hoạt từ 2 đến 6 cánh tùy thuộc vào diện tích khung cửa. Cửa có thể mở đến được ½ hoặc 2/3 diện tích ô cửa. Những mẫu cửa lùa gỗ công nghiệp có khả năng cách âm và nhiệt khá tốt. Do bên trong là khung xương rỗng nên loại cửa này còn có ưu điểm là nhẹ nhàng, cùng đường ray trượt dài sẽ không tạo nên tiếng ồn khi đóng.

Đặc biệt, cửa lùa gỗ công nghiệp có mẫu mã và màu sắc đa dạng. Từ không gian hiện đại hay không gian mới hơi hướng hoài cổ, cửa lùa chất liệu gỗ đều rất thích hợp. 

Mẫu cửa nhôm kính Việt Pháp thiết kế độc đáo, hiện đại

cửa trượt gỗ

cửa lùa gỗ

Bảng báo giá cửa lùa nhôm

Cuối cùng trong bài viết, chúng tôi xin gửi đến  bạn đọc bảng báo giá cửa lùa nhôm. Đây là mức giá tham khảo, quý khách nên tham khảo thêm nhiều địa chỉ để chọn được mức giá phù hợp nhất với kinh tế của mình.

  • Đơn giá cửa nhôm 2 cánh:  8.000.000 VNĐ.
  • Đơn giá cửa nhôm 3 cánh:17.000.000 VNĐ.
  • Đơn giá cửa nhôm 4 cánh: 19.800.000 VNĐ.
  • Đơn giá cửa sổ nhôm kính 2 cánh: 4.200.000 VNĐ.
  • Đơn giá cửa sổ nhôm kính 4 cánh: 8.000.000 VNĐ.

Trên đây là những chia sẻ về các loại cửa lùa đẹp và mới nhất 2022 đi kèm bảng báo giá để quý khách có thể nắm được cơ bản trong quá trình chọn mẫu cửa lùa hợp ý. Dĩ nhiên, 100+ mẫu cửa lùa trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý khách có thể yêu cầu đơn vị chỉnh sửa, thiết kế lại mẫu cửa theo phong cách riêng của mình.

các mẫu cửa nhôm Việt Pháp đẹp

99+ Bộ cửa nhôm Việt Pháp đẹp | Báo giá cửa nhôm 2022

Cửa nhôm kính Việt Pháp ngày nay càng được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng sử dụng cho các công trình xây dựng bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà nó đem lại. Anh/chị đang cần tìm mẫu cửa nhôm Việt Pháp đẹp để trang bị cho nhà ở nhưng chưa biết lựa chọn mẫu nào phù hợp? Sau đây là tổng hợp 30+ mẫu cửa nhôm kính Việt Pháp sang trọng, mới nhất với nhiều kiểu dáng, màu sắc, phù hợp với nhiều không gian kiến trúc khác nhau do chúng tôi tổng hợp xin gửi quý khách tham khảo. 

Cửa nhôm Việt Pháp là gì? 

công trình nhà 2 tầng sử dụng cửa nhôm việt pháp

Công trình nhà 2 tầng mái thái sử dụng cửa nhôm Việt Pháp màu ghi cho cửa chính, cửa phụ, hệ thống cửa sổ.

Cửa khung nhôm Việt Pháp là sự kết hợp hoàn hảo của hợp kim nhôm và công nghệ sơn tĩnh điện phơi khô của Pháp vì vậy được gọi là nhôm Việt Pháp.

Cửa nhôm Việt Pháp (còn gọi là cửa nhôm kính Việt Pháp) là hệ cửa dùng thanh nhôm profile làm thân cửa, trên mặt cắt của nhôm có nhiều rãnh, gân để tăng độ cứng và khả năng chống lực vặn xoắn, đồng thời tạo độ khít khi đóng mở cánh cửa với khung cửa.

Cửa nhôm kính thương hiệu Việt Pháp là tập hợp đồng bộ của các linh kiện bao gồm: khung nhôm định hình, hộp kính, gioăng,… được thiết kế với mục đích đạt hiệu quả cách âm, cách nhiệt cao nhất, vượt xa các loại cửa làm từ vật liệu truyền thống như gỗ, khung sắt,…

Cấu tạo cửa nhôm

Chi tiết các phụ kiện cửa nhôm.

  • Thanh profile: thanh nhôm định hình. 
  • Độ dày nhôm: độ dày tiêu chuẩn cho cửa 1.4mm (hệ nhôm 450) và cửa sổ 1.2mm (hệ nhôm 4400, 2600)
  • Màu sắc: Trắng sứ, vân gỗ, vàng kim, nâu mờ, trắng mờ,
  • Kính: kính an toàn độ dày 6.38mm-10.38mm
  • Phụ kiện: nhập khẩu đồng bộ
  • Gioăng kép: Chất lượng cao 
  • Kích thước lựa chọn (Giới hạn chiều cao cánh: 380-3000, Giới hạn chiều rộng cánh: 380-1400)

Ưu điểm của cửa nhôm Việt Pháp

Các ưu điểm của cửa nhôm Việt Pháp khiến nhiều khách hàng lựa chọn vật liệu này.

– Cách âm tốt, cách nhiệt tốt: Cửa nhôm kính Việt Pháp có cấu trúc dạng hộp chia thành nhiều khoang rỗng kết hợp hệ gioăng và hệ phụ kiện kim khí đồng bộ, do đó có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt cao.

– Cửa kín nước, kín khí: Công nghệ ghép góc tiên tiến đảm bảo cửa luôn chắc chắn, độ kín khít tuyệt đối. Sự kín khít cao giúp cản trở không khí lạnh vào bên trong khi mùa đông, còn vào mùa hè thì cản không khi nóng bên ngoài, góp phần tiết kiệm chi phí điều hòa. Hơn nữa, trên khung cửa thiết kế các ống dẫn nước hướng ra ngoài sẽ giúp ngăn nước chảy vào trong nhà khi trời mưa, giúp không gian sống luôn khô thoáng, sạch sẽ.

– Chịu lực tốt: chịu được áp lực gió đến 1600 pascal, đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho những công trình nhà ở nằm tại khu vực nhiều gió bão. Trên cửa có thanh chống giật tránh được nguy cơ gió dập.

– Vật liệu nhẹ: Vật liệu nhẹ giúp giảm tải trọng của công trình.

– Tạo độ thoáng: Cửa nhôm kính Việt Pháp giúp mở rộng không gian và tạo được tầm nhìn rộng rãi, bao quát cho công trình.

– Tính đa dạng: đa dạng màu sắc, kích thước, kiểu dáng,… phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc.

– Độ bền cao: thanh nhôm được xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện bằng công nghệ Pháp nên có độ bền cao, luôn giữ được màu sắc như ban đầu, chống gỉ tốt, không bị cong vênh trong mọi điều kiện thời tiết.

Các loại cửa nhôm Việt Pháp

Cửa nhôm Việt Pháp hiện nay được chia thành các loại như sau: 

Cửa đi nhôm kính Việt Pháp

  • Cửa đi nhôm kính Việt Pháp hệ 4400 mở quay.
  • Cửa đi nhôm kính Việt Pháp hệ 2600 mở trượt.
  • Cửa đi nhôm kính Việt Pháp hệ 450 mở quay.

Cửa sổ nhôm kính Việt Pháp

  • Cửa sổ nhôm kính Việt Pháp hệ 4400 mở hất.
  • Cửa sổ nhôm kính Việt pháp hệ 4400 mở quay.
  • Cửa sổ nhôm kính Việt Pháp hệ 2600 mở trượt.

Báo giá cửa nhôm Việt Pháp 2022

Xin gửi đến anh/chị bảng báo giá cửa nhôm Việt Pháp được tổng hợp mới nhất tháng 3/2022.

1 Báo giá cửa đi nhôm Việt Pháp hệ 4500
Cửa đi mở quay hệ 4500, dưới pano, trên kính 5mm m2 1.150.000
Cửa đi mở quay hệ 4500, dưới pano, trên kính an toàn 6.38mm m2 1.200.000
Cửa đi mở quay hệ 4500, nguyên 1 tấm kính an toàn 6.38mm không chia m2 1.150.000
Cửa đi mở quay hệ 4500, dùng 1 tấm kính an toàn 8.38mm m2 1.200.000
Phụ kiện kim khí cửa nhôm việt Pháp hệ 4500
Bộ phụ kiện: Bản lề, khóa Kinlong, AG cửa đi 1 cánh dùng cho nhôm hệ 4500 Bộ 350.000
Bộ phụ kiện: Bản lề, chốt, khóa Kinlong, AG cửa đi 2 cánh dùng cho nhôm hệ 4500 Bộ 500.000
Bộ phụ kiện: Bản lề, chốt, khóa Kinlong, AG cửa đi 4 cánh dùng cho nhôm hệ 4500 Bộ 1.000.000
2 Báo giá cửa sổ, cửa đi nhôm Việt Pháp hệ 4400
Cửa sổ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh mở quay, mở lật, kính 5mm m2 1.000.000
Cửa sổ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh mở quay, mở lật, kính an toàn 6,38mm m2 1.050.000
Cửa đi 1 cánh, 2 cánh mở quay, kính 5mm m2 1.000.000
Cửa đi 1 cánh, 2 cánh mở quay, kính an toàn 6,38mm m2 1.050.000
Cửa đi 1 cánh, 2 cánh mở quay nhôm việt pháp hệ 4400 cánh lớn, kính 5mm m2 1.050.000
Cửa đi 1 cánh, 2 cánh mở quay nhôm việt pháp hệ 4400 cánh lớn, kính 6,38mm m2 1.100.000
Phụ kiện kim khí cửa nhôm việt Pháp hệ 4400
Bộ phụ kiện cửa sổ: Bản lề, chốt gạt, chống gió Cánh 100.000
Bộ phụ kiện cửa đi 1 cánh: Bản lề, khóa Kinlong đơn điểm Bộ 350.000
Bộ phụ kiện cửa đi 2 cánh: Bản lề, chốt, khóa Kinlong đơn điểm Bộ 500.000
3 Cửa nhôm việt pháp trượt lùa hệ 48
Cửa sổ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh trượt lùa kính 5mm m2 1.000.000
Cửa sổ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh trượt lùa kính 5mm m2 1.050.000
Cửa đi 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh trượt lùa kính an toàn 6,38mm m2 1.050.000
Bộ phụ kiện kim khí cửa nhôm việt pháp hệ 48
Bộ phụ kiện cửa sổ: Bánh xe, chốt sò Bộ 100.000
Bộ phụ kiện cửa đi 1 cánh: Bánh xe, khóa tay nắm chữ D Bộ 200.000
Bộ phụ kiện cửa đi 2 cánh: Bánh xe, chốt xập, khóa tay nắm chữ D Bộ 350.000
Bộ phụ kiện cửa đi 4 cánh: Bánh xe, chốt xập, khóa tay nắm chữ D Bộ 550.000

Bài viết liên quan hữu ích:

So sánh cửa nhôm xingfa và Việt Pháp

Cửa nhôm Việt Pháp và Cửa nhôm xingfa đều là hai dòng cửa nhôm kính cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay. Cả hai sở hữu hệ nhôm tốt nhất hiện nay với khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Cùng chúng tôi so sánh cửa nhôm xingfa và Việt Pháp để xem hai loại này giống và khác nhau ở đâu.

Xét về mặt cấu tạo, cửa nhôm Việt Pháp và nhôm xingfa đều sở hữu hệ nhôm có độ dày tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy rằng khung nhôm Việt Pháp có độ dày kém hơn khung nhôm xingfa. Cụ thể, độ dày khung nhôm Việt Pháp dao động từ 1.3mm – 1.7mm. Trong khi đó nhôm xingfa lại sở hữu độ dày từ 1.4mm – 2.0mm.

Xét về khả năng cách âm và cách nhiệt, cửa nhôm Xingfa có phần nhỉnh hơn, bởi chúng không có các khoang rãnh để lắp gioăng cao su kép chống ồn.

Tuy nhiên, cửa nhôm Việt Pháp lại có giá thành rẻ so hơn nhôm xingfa. Mẫu mã thiết kế của cửa nhôm Việt Pháp cũng vượt trội hơn. Và vẫn đáp ứng tốt yêu cầu cách âm, chịu lực và chịu nhiệt tại khu vực lắp đặt.

Nên chọn mua cửa nhôm Việt Pháp hay cửa nhôm Xingfa?

Mọi người cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng để quyết định chính xác.

Trường hợp anh/chị có nhu cầu lắp đặt cửa nhôm kính có khả năng chịu lực cao, chống tiếng ồn hiệu quả, chống rỉ sét tối ưu. Hãy chọn mua sản phẩm cửa nhôm Xingfa.

Nếu như anh/chị muốn lựa chọn mẫu cửa hội tụ đủ các thông số tiêu chuẩn. Sản phẩm giá rẻ, đẹp tinh tế, nhiều mẫu mã và có khả năng cách nhiệt tốt. Hãy chọn mua sản phẩm cửa nhôm Việt Pháp.

Dù lựa chọn nào thì cửa nhôm kính vẫn sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của quý khách. Cũng như đem đến cho bạn không gian sống, nghỉ dưỡng sang trọng, tiện nghi và hiện đại.

Các mẫu cửa nhôm Việt Pháp đẹp, sang trọng 2022

Sau đây là tổng hợp 35+ mẫu cửa nhôm Việt Pháp hiện đại, cao cấp, sang trọng, hiện đại, mới nhất gồm màu trắng sứ, màu vân gỗ, màu ghi và màu đen do chúng tôi vừa thi công lắp đặt tại công trình xin đưa ra cho quý khách tham khảo.

cửa nhôm kính đẹp

Cửa kính 4 cánh chống nóng, đóng mở dễ dàng.

mẫu cửa nhôm kính Việt Pháp

Với thiết kế khung nhôm pano kính thích sử dụng lắp đặt cửa chính cho các công trình nhà ở kết hợp kinh doanh hoặc nhà phố.

mẫu cửa lùa

Cửa lùa đóng mở dễ dàng giúp tối ưu diện tích sử dụng trong các không gian phòng nhỏ hẹp.

mẫu cửa nhôm kính thương hiệu Việt Pháp

Cửa khung nhôm có độ bền cao, không bị cong vênh mối mọt, màu sắc bền giá thành rẻ hơn nhiều so với cửa gỗ.

mau cua nhom viet phap dep

Kiểu dáng đa dạng phù hợp với mọi kiến trúc nhà từ hiện đại đến tân cổ điển.

mẫu cửa nhôm kính đẹp

Cửa gấp mở linh hoạt tính thẩm mỹ cao sử dụng cho nhà hàng quán ăn tạo điểm nhấn sự thu hút.

mẫu cửa sổ nhôm kính đẹp

Cửa sổ mở linh hoạt cung cấp ánh sáng cần thiết và đủ cho căn phòng kể cả khi cửa đóng, ưu điểm vượt trội so với cửa gỗ.

mẫu cửa đi đẹp

Cửa nhôm kính vân gỗ đẹp tạo sự gần gũi, thân thiện.

cửa nhôm kính vân gỗ

Cửa sổ vân gỗ được nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho công trình của gia đình trong những năm gần đây bơi tính thẩm mỹ cao, gần gũi, thân thiện.

cửa nhà đẹp

cửa sổ nhôm kính Việt Pháp

Cửa sổ màu trắng, với cửa nhôm kính luôn có sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng giúp bạn lựa chọn được mẫu ưng ý theo sở thích và nhu cầu sử dụng.

mẫu cửa đẹp

cửa giả vân gỗ

cửa nhôm kính màu đen

cửa nhôm kính màu cafe

Mẫu cửa nhôm kính màu cafe, đơn giản nhưng không kém phần sang trọng.

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

mẫu cửa đẹp

Xưởng sản xuất cửa nhôm uy tín ở Hà Nội

Giới thiệu đến quý khách một số xưởng sản xuất nhôm kính uy tín tại Hà Nội.

Hoàng Gia Glass

  • Văn phòng: Số 78 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: 0977 99 0000.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhi Mai

  • Trụ sở chính: Tổ 5 Phường Phú La, Q.Hà Đông, TP Hà Nội.
  • Xưởng sản xuất/ Văn phòng giao dịch: Số 43 Đường Quang Tiến, Tổ Giao Quang, Phường Đại Mỗ, Q. Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: 02 466 528 934.
  • Hotline: 0982 015 159.

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư xây dựng Minh An

  • Trụ sở chính: Số 6, ngõ 134 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
  • Văn phòng giao dịch: Số 26 ngõ 75, Dịch Vụ 3, Văn Phú, Q. Hà Đông.
  • Hotline: 0943.621.486 – 0917.728.386.

Công ty TNHH Toàn Gia Thắng

  • Địa chỉ: Số nhà 42, Ngõ 8, Văn Phú, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội.  
  • Phòng kinh doanh: 02466 844 168.
  • Phòng kỹ thuật: 0962 48 99 55.

Công ty cổ phần xây dựng SD291 Lộc Phát

  • Địa chỉ: Số 423 Phúc Diễn, P. Xuân Phương, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline: 098 8837 389.

Công ty TNHH SX thương mại và xây dựng Việt Phong

  • Địa chỉ: 154 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, TP Hà Nội.
  • Hotline: 091 2876 339

Công ty Xây dựng Đông Phong

  • Địa chỉ: Khu đô thị Xa La, Hà Đông, tp Hà Nội.
  • Hotline: 0978.890.705 – 094.766.1423 – 0965.762.675.

Công ty cổ phần đầu tư Thương mại và Xây dựng Hồng Quang

  • Địa chỉ: A66 khu tái định cư, liền kề 19a,19b, X7 phường Dương Nội, Q.Hà Đông, TP Hà Nội.
  • Hotline: 0936.674.456 – 0934.683.322.

Công ty TNHH thương mại và phát triển An Khánh

  • Xưởng 1: Số 19 Phan Bá Vành. Q. Cầu Diễn, Hà Nội.
  • Xưởng 2: Số 447 Phúc Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline: 0984.685.338.

Công ty cổ phần Onedoor

  • Văn phòng: 642 Đường Láng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Xưởng: Khu đô thị Văn Phú – Hà Đông – Hà Nội.
  • Hotline: 0989.918.126 – 0904.68.79.66.

Với nhiều ưu điểm vượt trội như cách âm, cách nhiệt, độ bền cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt như khí hậu nước ta, công nghệ sơn tĩnh điện của Pháp giúp cho màu sắc cửa luôn giữ như mới, tăng thêm vẻ đẹp cho công trình. Với giá thành phải chăng cửa nhôm Việt Pháp là dòng cửa tuyệt vời thay thế cho cửa gỗ truyền thống.