100+ Mẫu trần thạch cao đẹp hiện đại báo giá chi tiết
Sau đây là bộ sưu tập những mẫu trần thạch cao nhà ở đẹp, hiện đại, độc đáo và hot nhất 2022 hiện nay do chúng tôi chọn lọc và tổng hợp xin gửi đến cho quý khách tham khảo. Mong rằng quý khách sẽ lựa chọn được thiết kế trần phòng khách phù hợp với phong cách và tạo được điểm nhấn riêng cho tổ ấm của mình.
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao. Các tấm này được gắn cố định nhờ một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (dầm, sàn…) của tầng trên. Trần thạch cao còn gọi là trần giả, là một lớp trần thứ hai, nằm ở dưới trần nhà nguyên thuỷ.
Cấu tạo trần thạch cao
Trần thạch cao là kết cấu tổ hợp của những lớp vật liệu bao gồm: Khung xương thạch cao; tấm thạch cao; sơn bả & các vật tư phụ liên quan. Trong đó:
– Các loại khung xương thạch cao: có công dụng chính là làm khung trụ chính, chỗ bám để treo các mảnh thạch cao, có tác dụng gia cố, tăng tính chịu lực & kéo dài tuổi thọ của công trình.
– Tấm trần thạch cao: công dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm trần thạch cao được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
– Lớp sơn bả: công dụng tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần và tạo vẻ đẹp cho trần.
Ưu điểm trần thạch cao
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật khiến trần thạch cao ngày càng được ưa chuộng và đang dần thay thế cho trần bê tông:
- Trần thạch cao có tính linh động cao, dễ tháo lắp, thi công lại nhanh gọn mà không ảnh hưởng tới cấu trúc trần hay hệ thống dầm chung của căn nhà
- Thạch cao vốn không gây độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người thi công lẫn người sử dụng.
- Thạch cao có khả năng chống cháy tốt, cách âm, tiêu âm, chống ẩm, chịu nhiệt hiệu quả vv…
- Đa dạng về kiểu loại giúp tạo hiệu ứng thẩm mỹ linh hoạt: trần thạch cao nổi & trần thạch cao chìm. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với nhiều mặt bằng căn hộ khác nhau.
- Trần thạch cao dễ tạo hình, giúp khách hàng và kiến trúc sư có thể thỏa sức sáng tạo với các mẫu thiết kế trần khác nhau về hình khối & họa tiết trang trí.
- Trần thạch cao có độ bền ổn định, cũng tương đồng với độ bền của đồ nội thất. Do đó sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí bảo dưỡng cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Với những ưu điểm về mẫu mã, độ bền và cách thức thi công dễ dàng, nhanh chóng,… trần thạch cao đang trở thành vật liệu hoàn thiện nội thất phòng khách, phòng ngủ,… quan trọng của các căn hộ chung cư hay các mẫu biệt thự, nhà phố.
Báo giá thi công trần thạch cao 2022
- Bảng báo giá chi tiết thi công vách ngăn thạch cao.
- 99+ Mẫu cầu thang đẹp.
- 10+ Ý tưởng trang trí gầm cầu thang đẹp chuẩn phong thủy.
- 50+ Mẫu vách ngăn phòng khách đẹp.
- 35+ Mẫu vách ngăn cầu thang đơn giản đẹp hiện đại.
Dưới đây là bảng báo giá thi công trần thạch cao các loại: trần giật 2 – 3 cấp, trần phẳng, trần tấm thả và trần chịu nước. Đây chỉ là mức giá tham khảo, quý khách hãy liên hệ với đơn vị thi công để được tư vấn chính xác chi phí cho từng loại trần với từng diện tích khác nhau
Loại trần | Vật Liệu | Đơn giá | Đơn giá từ 30-50m2 | Đơn giá từ 50 – 100m2 | Trên 100m2 |
Trần thạch cao giật 2 – 3 cấp | Khung xương hà nội, tấm thạch cao thái | Thỏa thuận trên điều kiện thực tế | 150.000đ/m2 | 145.000đ/m2 | Trên 100m2 giá thạch cao tiếp tục giảm |
Khung cương vĩnh tường, tấm thạch cao 9mm | 160.000đ/m2 | 155.000đ/m2 | |||
Trần thạch cao phẳng | Khung xương hà nội, tấm thạch cao thái | 150.000đ/m2 | 145.000đ/m2 | ||
Khung xương vĩnh tường, tấm thạch cao 9mm | 155.000đ/m2 | 150.000đ/m2 | |||
Trần thạch cao tấm thả | Tấm thả phủ nhựa màu trắng, 60x60cm, khung xương hà nội, tấm thái | 145.000đ/m2 | 140.000đ/m2 | ||
Tấm thả phủ nhựa màu trắng, 60x60cm, khung xương vĩnh tường, tấm thái | 150.000đ/m2 | 145.000đ/m2 | |||
Trần thạch cao chịu nước | Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao UCO – 4mm | 180.000đ/m2 | 175.000đ/m2 | ||
Khung xương Vĩnh tường, tấm thạch cao UCO – 4mm | 185.000đ/m2 | 180.000đ/m2 |
Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo
Xét về cấu tạo, trần thạch cao gồm 2 loại sau:
Trần nổi
Nổi ở đây được hiểu là khung nổi, tức là sau khi hoàn thiện, ta vẫn nhìn thấy một phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên phía trên khung xương. Đối với các loại trần nổi này, khi thi công xong phần khung xương, người thợ sẽ cầm tấm thạch cao & đặt thả cho cho nằm ngay ngắn lên trên khung xương. Thế nên ngoài tên gọi là trần nổi nó còn được gọi là trần thả để chỉ thao tác đặc trưng lúc thi công.
Ưu điểm:
- Thi công đơn giản, nhanh nên giúp tiết kiệm chi phí nhân công
- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi có sự cố, chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra rồi thay bằng tấm mới
- Thuận tiện cho lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị thông gió trên trần.
- Khi thời tiết biến đổi, trần nhà ít bị co ngót sau khi thi công
Nhược điểm:
- Trần nổi thường dùng những tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mã hơi khó khăn.
- Các mẫu tấm kích thước bé dễ gây cảm giác chia vụn không gian, do vậy các loại trần thạch cao nổi ít được dùng cho không gian nhỏ, chủ yếu là ứng dụng cho các công trình lớn như hội trường, nhà xưởng
Trần kiểu chìm
Trần thạch cao chìm có cấu tạo khung xương ẩn giấu bên trên các tấm thạch cao, khiến người nhìn không thể thấy các khung xương này, mà trông như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.
Trần chìm có 2 loại:
- Trần phẳng: Có bề mặt tấm sau hoàn thiện nằm trên cùng 1 mặt phẳng. Ưu điểm là tạo cảm giác rộng rãi, thích hợp thiết kế nội thất chung cư, căn hộ. Tuy nhiên lại bị hạn chế về mẫu mã, khó tạo được trần nhà độc đáo.
- Trần giật cấp: là loại trần giật xuống từng cấp khác nhau. Theo các KTS, kiểu trần này có giá trị nghệ thuật cao nhất, khả năng cách âm phòng và cách nhiệt tốt. Tuy nhiên quá trình thi công phức tạp, tốn nhiều công sức. Khi trần bị hỏng hóc phải sửa lại toàn bộ.
Phân loại trần theo phong cách kiến trúc
Trần thạch cao cũng có nhiều đa dạng kiểu dáng và phong cách. 3 kiểu phong cách thiết kế trần phổ biến hiện nay là:
Trần thạch cao hiện đại
Có thể khẳng định đây là kiểu trần thạch cao sở hữu tính “linh động” cao nhất. Với trần thạch cao hiện đại chủ nhà có thể thỏa sức sử dụng các họa tiết hay vật dụng trang trí khác nhau để tạo nên nét cá tính, phong cách riêng.
Trần giật cấp là kiểu trần được ưa chuộng nhất trong phong cách thiết kế trần hiện đại. Sở dĩ bởi vì ở loại trần giật cấp, tính thẩm mỹ cùng hiệu ứng ánh sáng đạt được mức tối ưu nhất.
Trần thạch cao tân cổ điển
Trần nhà mang phong cách tân cổ điển người thì ta thường chú ý đến việc phân chia các ô, các mảng. Với một công trình được thiết kế như vậy, ngay cả những ai không có kiến thức về kiến trúc, họ vẫn sẽ bị thu hút một cách tự nhiên. Mặt khác, tân cổ điển có những chi tiết tối giản & vẻ đẹp toát ra từ những đường cong của từng chi tiết bên trong. Những chi tiết này gợi lên sự tinh tế và tạo nên sự đồng điệu, hài hòa.
Trần thạch cao cổ điển
Ở kiểu trần này, các họa tiết trang trí sẽ có mức độ cầu kỳ nhất. Cụ thể, các họa tiết thường sử dụng gồm: Mái vòm, chỉ nẹp hoa văn, phào chỉ hoa văn, góc trang trí trần tường hoa văn. Bên cạnh đó, hình dáng đèn trần cũng được xem là chi tiết quan trọng trong thiết kế trần nhà thạch cao phong cách cổ điển
Những mẫu trần đẹp 2022
Khi lựa chọn để thiết kế kiến trúc nhà ở, chủ đầu tư cần phải lựa chọn được trần có thiết kế vừa phù hợp với phong cách chung vừa tạo được dấu ấn riêng. Hãy cùng tham khảo Top 100 mẫu trần thạch cao xu hướng hiện nay mà chúng tôi sưu tập dưới đây, để có thể dễ dàng lựa chọn cho mình mẫu trần nhà thạch cao đẹp nhất cho công trình
Trần thạch cao phòng khách
Có rất nhiều hình dạng hoa văn cho trần thạch cao để phù hợp với mọi phong cách phòng khách, do đó ta cần lựa chọn sao cho phù hợp với ngôi nhà của mình. Trần bằng thạch cao hoa văn cổ điển sẽ phù hợp với những ngôi nhà kiến trúc hơi hướng cổ điển và tân cổ điển, hoặc có thể làm cho phòng thờ hoặc hành lang.
Trần thạch cao phòng ngủ
Phòng ngủ không đơn giản là nơi để nghỉ ngơi mà còn là nơi thích hợp nhất trong nhà để làm việc, học tập, thư giãn, giải trí nên trần phòng ngủ thạch cao thường đa dạng và phong phú về kiểu dáng, tùy thuộc vào từng thành viên mà ta thiết kế kiểu trần nhau.
Đặc điểm của các phòng ngủ master là có diện tích lớn hơn các phòng ngủ còn lại trong nhà, đây thường là phòng dành cho chủ nhân căn nhà, nên sẽ được thiết kế chú trọng hơn. Các mẫu trần nhà thạch cao phù hợp với phòng ngủ master thường là kiểu trần giật cấp, uốn cong, hiện đại hoặc cổ điển,…
Mẫu trần phòng bếp hiện đại
Tùy vào từng loại nhà mà sẽ bố trí trần phòng bếp thạch cao phù hợp. Nhưng đa số phòng bếp, phòng ăn thường được bố trí trần thạch cao dáng phẳng hoặc giật cấp đơn giản. Trang trí phòng bếp đẹp giúp tăng thêm cảm xúc khi thưởng thức các món ăn ngon với không khí gia đình ấm cúng. Ngày nay không gian bếp được trú trọng không kém phòng khách hay phòng ngủ, rất nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo để trang trí bếp đẹp và sang trọng.
Hình ảnh công trình thực tế
Xin gửi đến quý khách một số hình ảnh thực tế các công trình trần thạch cao rất được chủ đầu tư yêu thích.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về mẫu trần thạch cao mà chúng tôi vừa chia sẻ với mọi người. Hy vọng qua bài viết này quý khách sẽ hiểu thêm về loại trần mới đang rất được ưa chuộng và để có thể áp dụng cho ngôi nhà thân yêu của mình.