Kiến thức

Chuyên thi công điện nước báo giá chi tiết từng hạng mục

thi công điện nước

Hệ thống điện nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành một công trình kiến trúc, nếu so sánh với cơ thể người thì đây chính là các dây thần kinh, hệ thống động mạch được kết nối với nhau cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Trong bộ hồ sơ kiến trúc bản vẽ thi công điện nước là không thể thiếu. Hệ thống được thiết kế khoa học để các hoạt động sinh hoạt hàng ngày diễn ra thuận lợi nhất. Vì vậy, vấn đề đi đường dây điện hay việc bố trí các thiết bị thi công điện nước phải thật khoa học và an toàn, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.  

Để biết được quá trình thi công điện nước xảy ra như thế nào, bảng giá thi công là bao nhiêu /m2. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật thi công điện nước

Trong các công trình xây dựng hiện nay, để quá trình sửa chữa điện nước, thi công điện nước được đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả tuổi thọ, tính thẩm mỹ của công trình cũng như thiết bị sử dụng, thì kỹ thuật thi công điện nước là yếu tố hàng đầu mà chúng ta cần phải thực hiện đúng trình tự các quy trình của nó.

Các bước trong quy trình thi công điện dân dụng 

Các bước ở trong quy trình thi công điện dân dụng sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:

lắp đặt điện nhà dân

– Lắp đặt hệ thống ống bảo vệ đường dây điện: Đây là khâu không kém phần quan trọng trong các bước quy trình thi công điện gia dụng. Chúng ta nên chọn ống bảo vệ phải là loại ống được làm từ nhựa dẻo, có khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu được lực tác động và có thể uốn được một cách dễ dàng. Thông thường chúng ta đặt đường ống trong tường hoặc dưới sàn bê tông. Khi đặt ống ngầm tại những vị trí phải cắt ống và nối thì tất cả các đầu cắt sẽ được làm trơn trước khi nối để tránh tình trạng gây xước dây khi luồn trong ống này.

– Lắp đặt cáp điện: Công đoạn này được thực hiện sau khi hoàn thành công đoạn lắp hệ thống ống và hộp nối. Đây là công đoạn hết sức quan trọng, nên cần được thực hiện một cách cẩn thận, đảm bảo sao cho hệ dây được lắp đặt đơn giản, dễ dàng sửa chữa và thay thế nếu bị hư hỏng.  

– Lắp đặt tủ điện, bảng điện: Tủ điện và bảng điện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện, hoặc hệ thống máy móc trong nhà máy, doanh nghiệp, nhà xưởng. Tủ điện, bảng điện phải thiết kế đủ không gian để khoảng cách giữa các thiết bị đóng, ngắt điện phù hợp và an toàn. Đồng thời, phải chịu được những điều kiện thời tiết bất lợi như: nắng, gió, mưa, độ ẩm không khí, khói bụi…

– Lắp đặt các thiết bị điện: Các thiết bị có sử dụng điện năng như: Dây điện, ap-to-mat, công tắc phải đảm bảo đúng chất lượng, đúng chủng loại theo yêu cầu trong bản thiết kế và đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm được lắp sau khi kéo dây và lớp sơn công trình đã hoàn thiện. Vị trí hộp điện, hộp chờ phải được lắp đặt chính xác theo đúng tuyến và phải có độ chắc chắn. Sau khi đã lắp đặt đủ các thiết bị điện, nếu chưa đạt yêu cầu, cần kiểm tra và sửa đổi kịp thời trước khi kiểm tra để đưa vào sử dụng.

– Thực hiện công tác đầu nối, kiểm tra: Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công điện dân dụng. Công tác đầu nối, kiểm tra cần phải được thực hiện bởi những đội ngủ nhân công có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, nhằm đảo bảo hoạt động an toàn khi đưa vào sử dụng. 

Quy trình thi công phần nước 

thi công điện nước

Bên cạnh quy trình thi công điện thì quy trình thi công nước cũng không kém phần quan trọng trong các công trình xây dựng. Quy trình thi công nước như thế nào? Bạn hãy xem các bước dưới đây nhé.

– Thi công hệ thống điện lạnh: Thi công điện lạnh cho tất cả các ống môi chất làm lạnh theo đúng mẫu mã và tiêu chuẩn hợp đồng bởi chủ đầu tư và tư vấn giám sát trước khi tiến hành sản xuất đến lắp đặt và vận hành.

– Thi công hệ thống truyền thông và báo cháy nổ: Một hệ thống truyền thông và báo cháy nổ tốt có thể bảo vệ tốt tài sản và tính mạng của bạn, giúp con người có được cảm giác an toàn trong cuộc sống và yên tâm làm việc. Khi có hiện tượng về sự cháy thì các thiết bị đầu vào nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. 

– Thi công hệ thống chống sét công trình: Phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này mới đảm bảo sự hoạt động an toàn, hiệu quả của các thiết bị. Dù bạn lắp đặt hệ thống chống sét gia đình hay hệ thống chống sét tòa nhà thì đều phải thực hiện đúng trình tự và tiêu chuẩn lắp đặt. Lưu ý là kim thu sét và dây thu sét phải sơn chống gỉ, dây tiếp địa và cột tiếp địa tuyệt đối không sơn.

– Biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công: 

   + Các thiết bị như aptomat, cầu dao, công tắc phải để nơi thuận tiện, an toàn khi sử dụng, có hộp kín bao che và biển báo.  

   + Các thiết bị máy móc có sử dụng điện phải nối đất để bảo vệ an toàn, phải được bảo vệ đoạn mạch và quá tải.

   + Chỉ có công nhân điện đã qua huấn luyện an toàn mới được làm công tác về điện

   + Thực hiện đúng quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, có đủ lực lượng và phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Ngoài những quy trình thi công điện nước trên, thì giá thi công điện nước đối với củ nhà, chủ đầu tư rất quan trọng, bởi nó có thể tiết kiệm nhiều khoản chi phí cho công trình. Bạn có thể tham khảo bảng giá thi công điện nước dưới đây.

Báo giá thi công điện nước theo m2 

– Bảng báo giá thi công điện nước trọn gói

STT Hạng mục ĐVT S.lượng Đơn giá Ghi chú
VNĐ
1 Lắp đặt điện, sửa chữa hoàn thiện (cũ sửa lại) M2 1 60,000  
2 Thi công điện đi dây hoàn thiện (mới) M2 1 80,000  
3 Lắp đặt điện rút dây hoàn thiện (mới) M2 1 90,000  
4 Lắp đặt điện đi dây & nước hoàn thiện (mới) M2 1 120,000  
5 Lắp đặt  điện rút dây mềm & nước hoàn thiện (mới) M2 1 130,000 Rút ống nhựa cứng cộng thêm:  30.000VNĐ 
6 Lắp đặt sửa chữa nước (cũ sửa chữa) Phòng 1 1,500,000  
7 Lắp đặt nước hoàn thiện (làm mới S<20m2) Phòng 1 2,000,000  

 *Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Qua bài viết về thi công điện nước ở trên, phần nào sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về quy trình cũng như giá cả thi công điện nước, giúp bạn thực hiện đúng trình tự quy trình nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thi công công trình điện nước.